Vận dụng linh hoạt tư tưởng
Trong di chúc để lại cho dân tộc ta, vấn
đề trước hết được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập là “Đảng ta đã đoàn kết,
tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác”. Như vậy, theo Hồ Chủ Tịch, nguyên nhân tạo cho
Đảng ta có khả năng tổ chức lãnh đạo, tập hợp được đông đảo quần chúng
nhân dân, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp cách
mạng là sự đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và Đảng một lòng, một dạ phục vụ
giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.
Vận dụng linh hoạt tư tưởng của Người,
hơn 80 năm qua, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác
định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự
nghiệp cách mạng của đất nước. Thực hiện tốt công tác dân vận là điều
kiện quan trọng đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối
quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Để xây dựng “thế trận
lòng dân” ngày càng vững chắc, tại Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XI),
việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình
hiện nay đã được đặt ra nghiêm túc và trở thành một trong những vấn đề
trọng tâm trong xây dựng nhiệm vụ của Đảng. Nghị quyết 25- NQ/TW ngày
03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa (XI) về “Tăng cường và
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình
mới” ra đời, trở thành kim chỉ nam cho công tác dân vận trong thời kỳ
mới.
Nhận thức sâu sắc nội dung của Nghị
quyết 25-NQ/TW, quan trọng hơn là xuất phát từ tình hình, đặc điểm của
ngành Tài chính; Đảng ủy Bộ Tài chính đã tổ chức học tập, nghiên cứu,
quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên nội dung Nghị quyết. Đồng thời
thực hiện kế hoạch số 74-KH/ĐUK ngày 22/1/2014 của Đảng ủy Khối các cơ
quan Trung ương về “Năm tăng cường và đổi mới công tác dân vận”, Đảng ủy
Bộ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW; Kế
hoạch số 66-KH/ ĐU ngày 31/3/2014 và thành lập Ban Chỉ đạo của Đảng ủy
Bộ Tài chính về triển khai “Năm tăng cường và đổi mới công tác dân vận”.
Trước đó, Đảng ủy Bộ Tài chính cũng đã ban hành Chương trình hành động
số 206-CTr/ ĐU ngày 6/11/2013, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa
XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân
vận trong tình hình mới” và triển khai kế hoạch “Năm tăng cường và đổi
mới công tác dân vận”… nhằm giúp các cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành
nắm rõ và triển khai thực hiện công tác dân vận.
Đánh giá lại chặng đường qua, lời dạy
của Hồ Chủ tịch về công tác dân vận giờ đây đã được mỗi cán bộ, đảng
viên ngành Tài chính thấm nhuần, thể hiện trong quyết tâm hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị, không ngừng cải cách để phục vụ nhân dân và xã hội
tốt hơn. Việc triển khai Nghị quyết 25-NQ/TW cũng đã được cấp ủy các cấp
và mỗi cán bộ, đảng viên ngành Tài chính thực hiện có hiệu quả với chất
lượng cao.
Bên cạnh quyết tâm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ tài chính – ngân sách trong điều kiện có nhiều khó khăn, toàn
ngành Tài chính còn đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế - hải
quan nhằm phục vụ tốt hơn doanh nghiệp và người dân. Hiện nay, hầu hết
các cơ quan, đơn vị trong Ngành đã xây dựng và ban hành các quy chế, quy
định, hoạt động đi vào nền nếp, đảm bảo mọi điều kiện để nhân dân tham
gia giám sát như: Đảng bộ cơ quan Tổng cục Thuế thực hiện cải cách thủ
tục hành chính cho người nộp thuế, phấn đấu đến cuối năm 2015 bằng với
mức trung bình của nhóm nước ASEAN – 6 (171 giờ/năm); Đảng bộ cơ quan
Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 2544/ QĐ-TCHQ ngày 27/8/2014
về kế hoạch triển khai thực hiện 15 nhóm công việc với các mục tiêu, lộ
trình cụ thể. Các nhóm công việc tập trung vào xây dựng thể chế chính
sách và cải cách thủ tục hành chính, rà soát, công khai minh bạch các
thủ tục hải quan hiện hành, giảm số lượng, chứng từ trong hồ sơ, giảm
thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, phấn đấu cuối năm 2015 giảm thời
gian thủ tục hải quan bằng với mức bình quân của nước ASEA – 6. Đảng bộ
cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành
và các cấp chính quyền địa phương tích cực thực hiện chính sách hỗ trợ
từ nguồn lực dự trữ quốc gia, hỗ trợ cho nhân dân các địa phương vùng
nghèo, vùng gặp thiên tai bão lũ… Đảng ủy Kho bạc Nhà nước đặc biệt chú
trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận trong lĩnh vực được
giao, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách làm việc,
xây dựng phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, tạo thuận lợi trong
giao dịch cho tổ chức, cá nhân có giao dịch với hệ thống Kho bạc; nâng
cao ý thức trách nhiệm công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức trong
phục vụ nhân dân…
Không chỉ dừng ở đó, lãnh đạo các cơ
quan, đơn vị trong toàn Ngành Tài chính còn chú trọng chỉ đạo, định
hướng cho các tổ chức đoàn thể triển khai nhiều hoạt động hữu ích như:
Văn hóa, nghệ thuật, thể thao; triển khai nhiều hoạt động hướng đến cộng
đồng… Các hoạt động trên giúp môi trường làm việc trong sáng, lành
mạnh, chia sẻ, gắn kết khiến mỗi cán bộ, công chức luôn yên tâm công
tác, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để trở thành người cán bộ giỏi về chuyên
môn, vững vàng về phẩm chất, khỏe về thể chất và tinh thần.
Hiện nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị trong Ngành đã xây dựng
và ban hành các quy chế, quy định, hoạt động đi vào nền nếp, đảm bảo
mọi điều kiện để nhân dân tham gia giám sát như: Đảng bộ cơ quan Tổng
cục Thuế thực hiện cải cách thủ tục hành chính cho người nộp thuế; Đảng
bộ Kho bạc Nhà nước chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân
vận trong lĩnh vực được giao...
|
Gắn kết “ý đảng” với “lòng dân” vững chắc
Dân vận là tìm mọi cách giải thích cho
mỗi người dân hiểu, để họ hăng hái, tích cực làm cho kỳ được. Do vậy, để
công tác dân vận thực sự góp phần là chìa khóa thành công của công tác
tài chính – ngân sách trong thời kỳ mới, mỗi cán bộ, đảng viên ngành Tài
chính càng thấm nhuần hơn tư tưởng “dân vận khéo” của Bác và quyết tâm
tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt
và triển và triển khai trong các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên
và nhân dân thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; “Quyết định số
217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy chế giám
sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội”; “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền”.
Thứ hai, tăng cường và đổi mới
mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về công
tác dân vận; xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững
chắc độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc.
Thứ ba, thông qua tổ chức hội
nghị, hội thảo, tọa đàm, các bài viết trên các chuyên trang báo chí
chuyên ngành… để nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền,
cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò quan trọng công tác dân vận của
Đảng trong tình hình mới.
Thứ tư, tiến hành công tác dân
vận gắn với thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về
“Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay”. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phong
trào “Dân vận khéo” trong các tổ chức Đảng, đoàn thể và cơ quan, đơn
vị…
Thứ năm, tích cực đổi mới nội
dung, hình thức công tác dân vận phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, tổ
chức Đảng, hướng mạnh về cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức,
các lực lượng để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận. Tham
mưu, đề xuất đổi mới cơ chế hoạt động phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền
và các đoàn thể nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp trong công tác
dân vận.
Thứ sáu, tập trung xây dựng,
củng cố tổ chức, bộ máy Đảng, chính quyền trong toàn ngành Tài chính;
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, Ban Dân vận
Đảng ủy. Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo, chỉ đạo
hoạt động công tác dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các
loại hình cơ quan, đơn vị; quan tâm phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng,
quy hoạch để có đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực làm công tác dân
vận.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng
minh, trong hoạt động cách mạng, nếu làm tốt công tác dân vận sẽ được
nhân dân nuôi dưỡng, che chở, giúp đỡ để hoàn thành mọi nhiệm vụ; trong
xây dựng ngành Tài chính; làm tốt công tác dân vận sẽ huy động được nội
lực, nhân dân tự giác thực hiện các chế độ chính sách về tài chính theo
quy định; biết lắng nghe ý kiến nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền trong sạch, vững mạnh.