Thứ Sáu, 10/1/2025
Cần Thơ: Thăm các vị sư sãi và đồng bào Khmer nhân lễ Sene Dolta

Đồng chí Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy Cần Thơ ân cần thăm hỏi các vị sư sãi, chức sắc tôn giáo, đồng thời gửi lời chúc đến toàn thể đồng bào dân tộc Khmer luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, đoàn kết và đón lễ Sene Dolta vui tươi, đầm ấm, tiết kiệm. 

Đại diện các vị sư sãi ở các chùa Muni Răng Sây, chùa Puti Khôsa Răng Sây, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm của Đảng, chính quyền đến đời sống của đồng bào Khmer. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách chăm lo ngày càng toàn diện, tạo động lực giúp nhiều hộ Khmer vượt khó, thoát nghèo, tạo điều kiện cho nhiều con em đồng bào Khmer được học tập. 

Các vị sư sãi cùng đồng bào dân tộc Khmer thể hiện quyết tâm luôn phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, góp phần tích cực trong bảo vệ và xây dựng thành phố Cần Thơ giàu đẹp.

Hiện thành phố Cần Thơ có hơn 20.000 người dân tộc Khmer, sinh sống tập trung chủ yếu ở quận Ô Môn, huyện Thới Lai và Cờ Đỏ. 

Cũng như những địa phương khác, người Khmer ở Cần Thơ sinh sống theo cộng đồng từng phum, sóc, với văn hóa chịu ảnh hưởng tử tưởng Phật giáo và những yếu tố văn hóa truyền thống bản địa. 

Trải qua hàng trăm năm, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tại Cần Thơ vẫn được bảo tồn và phát triển, tạo nên bản sắc, góp phần làm đa dạng đời sống văn hóa ở Cần Thơ. 

Thời gian qua, đồng bào Khmer Cần Thơ đã luôn đồng hành cùng chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng và phát triển thành phố về mọi mặt, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc của đô thị trung tâm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer cũng là thời điểm thu hoạch vụ mùa, mặc dù bận rộn với công việc đồng áng nhưng hầu hết các gia đình Khmer Nam Bộ cũng như đồng bào Khmer Cần Thơ đều chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ Sene Dolta để tưởng nhớ công đức của những người đã khuất như ông bà, cha mẹ, cố hòa thượng... 

Dịp lễ, đồng bào Khmer thực hiện chu đáo nghĩa vụ và nghi thức mùa lễ từ dâng cơm phiên tại chùa, cúng rước ông bà tại nhà, đi lễ chùa, cúng đưa ông bà; bà con cầu mong gia đình an lành, cầu phước cho linh hồn những người đã khuất và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai và phù hộ cho phum, sóc an vui.

Nguồn: btgcp.gov.vn, 12/10/2015

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất