Thứ Năm, 9/1/2025
Hội thảo khoa học quốc tế “Phật giáo vùng Mê-kông: Lịch sử và phát triển”

 

Đến dự Khai mạc Hội thảo về phía GHPGVN có: Hòa thượng (HT) Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; HT Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cùng các vị tăng ni là nhà nghiên cứu, học giả trong các viện, Ban chuyên ngành của GHPGVN.

Về phía Trường ĐH KHXH&NV có: PGS. TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV cùng các giáo sư, tiến sĩ, cán bộ nghiên cứu của nhà Trường.

Về phía Ban Tôn giáo Chính phủ có: ông Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo và đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo các tỉnh miền Tây Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long).

Đến dự Hội thảo còn có các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả của các Trường Đại học, Học viện, Viện Nghiên cứu tôn giáo trong cả nước; các nhà lãnh đạo tinh thần, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả của các nước: Myanmar, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Nepal, Australia, Mỹ, Sri-lanka…

Được biết, đây là Hội thảo quốc tế  về Phật giáo vùng Mê -kông lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Hội thảo diễn ra trong 02 ngày (từ 13-14/11/2015) tại 02 địa điểm là Trường ĐH KHXH&NV và Viện Nghiên cứu Phật học GHPGVN (ở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh), các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và học giả sẽ tập trung thảo luận 5 nội dung chính về Phật giáo vùng Mê-kông như là: Quá trình du nhập; Quá trình giao lưu và phát triển; Di sản và văn hóa Phật giáo; Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường; Phật giáo với vấn đề toàn cầu hóa.

Tại lễ khai mạc Hội thảo, HT Thích Trí Quảng thay mặt Ban Tổ chức và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phát biểu cho biết mục đích của Hội thảo là nghiên cứu một cách có hệ thống những lời Phật dạy để cộng đồng Phật giáo các quốc gia thuộc tiểu vùng Mê-kông ứng dụng vào việc bảo vệ và ứng phó với môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nước sông Mê-kông; tăng cường vai trò của Phật giáo khu vực về giữ gìn sự đoàn kết vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong lưu vực sông Mê-kông theo hướng thân thiện và bền vững; giữ gìn các di sản văn hóa Phật giáo và nhân loại trong khu vực và thế giới.

Nguồn: btgcp.gov.vn/Hữu Đức, 17/11/2015

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất