Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị phản biện xã hội vào dự
thảo Nghị quyết về "Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn
2016 - 2021 của Thành phố Hà Nội” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ)
Thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/7.
|
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: TA) |
Tại
Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao bản dự thảo Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 Thành phố Hà Nội. Bản dự thảo kế
hoạch được xây dựng nghiêm túc, chi tiết, có trách nhiệm. Kế hoạch đã
phân tích, chỉ ra những vấn đề đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề
ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Thành phố
Hà Nội.
Dự thảo kế hoạch
phù hợp với định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ
XVI. Đã cụ thể hóa nghị quyết của Đảng thành những nội dung cụ thể, phù
hợp với thực tế của Thủ đô và đáp ứng được yêu cầu theo chỉ đạo, hướng
dẫn của Chính phủ và các cơ quan chuyên môn ở Trung ương…
Tại
Hội nghị, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp để hoàn thiện dự thảo
Kế hoạch. Nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Hà Nội Phạm Lợi cho
rằng, những kết quả nổi bật và những yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ
giai đoạn 2010 – 2015 chính là căn cứ quan trọng để đề ra mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020, do đó cần làm rõ
hơn những vấn đề này.
Đề
cập đến các khâu đột phá trong gia đoạn 2016 – 2020, ông Phạm Lợi cho
rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn liền với kiện toàn
tổ chức, bộ máy, cán bộ, tạo bước chuyển biến mạnh. Trong đó, kiện toàn
tổ chức, bộ máy, cán bộ là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến
việc đẩy mạnh cải cách hành chính, vai trò quản lý nhà nước của chính
quyền các cấp. Do đó, Thành phố nghiên cứu đặt 5 năm 2016 – 2020 là thời
kỳ kiện toàn tổ chức – bộ máy – cán bộ, nâng cao vai trò quản lý nhà
nước của các ban, ngành, chính quyền các cấp phục vụ Nhân dân.
Cùng
quan điểm với ông Phạm Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật Phạm Ngọc Thảo
lưu ý bổ sung vào báo cáo nhiệm vụ tập trung xây dựng, củng cố, chấn
chỉnh bộ máy chính quyền và cơ quan chức năng các cấp thật sự trong
sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
công chức vững vàng về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp
vụ, có ý thức tôn trọng và yêu quý Nhân dân, trân trọng công việc. Đồng
thời đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật,
kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ Nhân dân của cơ quan
chính quyền và cơ quan chức năng.
Cho
rằng các giải pháp trong dự thảo kế hoạch còn chung chung, TS. Đinh
Hạnh, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Kinh tế, Ủy ban MTTQ Thành phố Hà Nội
lưu ý, đã là giải pháp thì phải rất cụ thể. Mỗi việc, mỗi nhiệm vụ có
giải pháp riêng, có nội dung cụ thể để thực hiện; có cách giải quyết để
đạt mục tiêu, nhiệm vụ công việc. Đồng thời cần thay những cụm từ tăng
cường, phối hợp, phát huy... bằng những vấn đề cụ thể. Ví dụ các giải
pháp giải quyết ùn tắc giao thông trong các tuyến phố nội thành Hà Nội
là tăng năng lực phương tiện giao thông công cộng; giảm đi đến cấm xe
máy lưu thông trên các tuyến phố nội thành vào năm 2025 bằng các quyết
định cụ thể; ra các chế tài đủ mạnh để hạn chế xe ô tô cá nhân lưu thông
trong nội thành…
Các đại
biểu đề nghị tăng cường phát huy dân chủ, đẩy mạnh phong trào thi đua
yêu nước trong các tầng lớp nhân dân. Lãnh đạo các cấp, các ngành gần
dân, giải quyết những vấn đề bức xúc, nghe dân nói, nói dân nghe, tạo
bầu không khí dân chủ, cởi mở trong nhân dân. Đây phải được coi là nguồn
động lực chính trị, tinh thần to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Thủ đô. Mặt khác, phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ và các đoàn thể
nhân dân, động viên tạo điều kiện để lớp trẻ khởi nghiệp, tăng nguồn lực
trong nhân dân.../.
Nguồn: dangcongsan.vn, ngày 18/7/2016