Thứ Sáu, 17/1/2025
Những hạn chế, yếu kém trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về phòng, chống tham nhũng, lãng phí

1. Về hạn chế, yếu kém

1.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN, LP hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân đối với công tác PCTN, LP. Người dân và doanh nghiệp còn tâm lý cần phải chấp nhận chi phí không chính thức để thuận lợi hơn khi giải quyết công việc; tâm lý thờ ơ, ngại đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức khá phổ biến; chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của báo chí và nhân dân trong phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức.

1.2. Nhiều chi bộ đảng chưa quản lý tốt đảng viên, chưa phát hiện và đấu tranh kịp thời những trường hợp có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí. Chưa có quy định và thiếu kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, vướng mắc, hiệu quả thấp. Tình trạng tham nhũng thông qua chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bng cấp v.v... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.

1.3. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn. Nhiều quy định về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện, nhưng chậm được sửa đi, bổ sung. Cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, nhiều quy định về công khai, minh bạch chưa được thực hiện nghiêm túc.

1.4. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị; nhiều trường hợp xử lý chưa nghiêm, còn có tình trạng lạm dụng xử lý hành chính, số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa tương xứng, chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế, nhưng việc phát hiện tham nhũng để chuyn cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật còn ít. Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp còn bị kéo dài, có vụ chất lượng chưa cao. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn rất thấp so với số tài sản thực sự bị chiếm đoạt, thiệt hại.

1.5. Công tác giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp về PCTN, LP chưa thường xuyên, có lúc, có nơi còn hình thức, hiệu quả chưa cao, nhất là giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác PCTN, LP còn hạn chế.

1.6. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được quan tâm đúng mức; lãng phí trong cơ quan nhà nước và trong xã hội còn rất nghiêm trọng. Công tác PCTN, LP chưa đạt mục tiêu “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”. Tham nhũng, lãng phí với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc tronnhân dân, đang là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém

2.1. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết ở nhiều nơi chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao; một số chủ trương, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóaXI) chưa hoặc chậm được thể chế hóa, chưa được triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm.

Giữa quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và hành động thực tiễn của không ít cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức còn khoảng cách, nói không đi đôi với làm. Nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứnđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và thực hiện công tác PCTN, LP. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp còn thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, chạy theo danh lợi, tiền tài, tham nhũng, lãng phí.

2.2. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới cơ chế, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội và PCTN, LP còn chậm, có lúc chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng một số văn bản chưa cao, chưa có giải pháp đủ mạnh để làm triệt tiêu động cơ tham nhũng, một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí còn hình thức, vướng mắc trong thực hiện nhưng chậm được tháo gỡ, làm giảm hiệu quả công tác PCTN, LP. Việc thực thi pháp luật nói chung và các quy định về PCTN, LP của Đảng và Nhà nước nói riêng nhìn chung chưa nghiêm. Sự phi hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy t, xét xử chưa chặt chẽ, xử lý chưa đủ nghiêm minh.

2.3. Chưa kiên quyết sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa đủ mạnh. Chưa xây dựnđược những tiêu chuẩn, định mức phù hợp để định hướng việc tiết kiệm trong nhân dân.

2.4. Mô hình tổ chức các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN thiếu ổn định; quyền hạn, địa vị pháp lý chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác PCTN chưa đáp ứng yêu cầu.

2.5. Chưa có cơ chế tốt để phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân và báo chí trong PCTN, LP; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong PCTN, LP.

2.6. Tham nhũng là hệ quả của quyền lực bị lạm dụng, bị tha hóa; trong khi cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực còn bất cập, hiệu quả chưa cao nhưng chậm được khắc phục, điều chỉnh kịp thời; chưa có cơ chế hữu hiệu ngăn chặn sự tác động không đúng vào quá trình phát hiện, điều tra, xử lý tham nhũng, lãng phí. Việc thực thi pháp luật nói chung và các quy định về PCTN, LP của Đảng và Nhà nước nói riêng nhìn chung chưa nghiêm.

Trung Kiên (tổng hợp)

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi