-
Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) có 22 giải thưởng tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế, IBA Stevie Awards (IBA), gấp 4,4 lần so với năm 2020, chiếm gần một nửa số giải mà 13 doanh nghiệp Việt Nam tham dự đạt được. Hầu hết các giải thưởng của Viettel đến từ các sản phẩm chuyển đổi số như Telehealth, ePass, ví điện tử,...
-
Thông qua Nền tảng hỗ trợ, tư vấn khám, chữ bệnh từ xa (Telehealth) do Viettel thiết lập, các cơ sở y tế đã thực hiện 120 buổi hội chẩn cho hơn 1.800 ca bệnh COVID-19 chuyển biến nặng, giúp xử lý kịp thời và tận dụng được thời điểm vàng để chữa trị cho các bệnh nhân.
-
Tính đến 5/8, gần 3.5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử. Hiện nay, nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 quốc gia đã sẵn sàng đáp ứng 5 triệu mũi/ngày phục vụ yêu cầu tiêm chủng tăng cường, mở rộng của Bộ Y tế. Viettel đã chuẩn bị các phương án về công nghệ và hạ tầng để đảm bảo nền tảng vận hành tốt ngay cả khi nhu cầu tăng vượt dự kiến.
-
150 cán bộ nhân viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã sẵn sàng hỗ trợ TP Hồ Chí Minh công tác vận hành, ứng dụng nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia trong đợt tiêm chủng quy mô lớn tại đây.
-
Ngày 9/7, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố sẵn sàng triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 trên toàn quốc. Đây là nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19 giao cho Viettel nhằm thực hiện chiến dịch tiêm chủng COVID-19 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
-
Với gần 5.000 đối tác liên kết trong nhiều lĩnh vực: Mua sắm, Ẩm thực, Giải trí, Du lịch, Giáo dục… phủ đến cấp xã, Viettel++ đã có thể cung cấp ưu đãi ngay tại 2.000 xã thuộc 700 huyện trên toàn quốc.
-
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đóng 450 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng COVID - 19. Trước đó, CBNV Viettel đã quyên góp 19 tỷ đồng xây dựng Trung tâm hội chẩn từ xa cho ngành Y tế.
-
Vừa qua, Trung tâm Không gian mạng Viettel (một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) chính thức vận hành Hệ thống tính toán hiệu năng cao tại Trung tâm dữ liệu Viettel, cũng là Trung tâm dữ liệu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
-
Ngày 27/4, hưởng ứng Tuần lễ Chuyển đổi số- Huế năm 2021, Viettel chính thức khai trương thử nghiệm dịch vụ 5G tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trở thành nhà mạng đầu tiên cung cấp 5G ở khu vực miền Trung. Đồng thời công bố lộ trình dự kiến mở rộng phạm vi phủ sóng 5G tại 15 tỉnh/Thành phố trên toàn quốc, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kiến tạo xã hội số tại Việt Nam.
-
Trong khuôn khổ Hội thảo World Mobile Broadband & ICT 2021 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG phối hợp Hội Vô tuyến điện tử, Hội Truyền thông số, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức, Viettel được vinh danh ở 3/8 hạng mục giải thưởng về viễn thông và điện toán đám mây.
-
Không chỉ chuẩn bị trước hạ tầng và nguồn lực đáp ứng toàn diện các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Viettel đã triển khai thử nghiệm thành công Mobile Money cho 40.000 khách hàng nội bộ, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tới 100% khách hàng Viettel.
-
Ngày 3/3, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh có buổi làm việc với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về thực hiện chuyển đổi số cho tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025.
-
Giá trị thương hiệu Viettel đạt trên 6 tỷ USD, là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong top 500 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu. Viettel tiếp tục là thương hiệu viễn thông đứng số 1 Đông Nam Á, xếp thứ 325 trên bảng xếp hạng thế giới...
-
Ngày 9/2, Viettel chính thức khai trương mạng 5G tại tỉnh Bình Phước và trở thành nhà mạng đầu tiên triển khai công nghệ này tại đây. Như vậy, Bình Phước là địa phương tiếp theo sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Thủ Đức và TP Bắc Ninh được phủ sóng 5G Viettel.
-
Ngày 14/1, Viettel chính thức khai trương mạng 5G tại khu công nghiệp Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh, trở thành nhà mạng đầu tiên phủ sóng 5G tại đây.