Chủ Nhật, 19/1/2025
Viettel đóng góp 450 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng COVID-19

Từ khi dịch bắt đầu bùng phát từ đầu năm 2020, với thế mạnh là doanh nghiệp công nghệ, Viettel đã hỗ trợ Chính phủ nhiều giải pháp quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.


 Viettel hoàn thành kết nối camera khu vực cách ly tại Bắc Giang

Cụ thể, Viettel đã xây dựng Hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth tới 1.300 cơ sở y tế trên toàn quốc, triển khai 700 điểm cầu tại các bệnh viện có các ca bệnh COVID-19. Xây dựng Portal và app “Sức khỏe Việt Nam”, Tờ khai y tế, Bản đồ dịch bệnh, Sổ sức khỏe điện tử, Hộ chiếu Vacxin COVID-19 trên toàn quốc.

Đặc biệt, chỉ trong 2 tuần, Viettel đã lắp đặt và kết nối tích hợp gần 4.000  camera giám sát tại các khu vực cách ly thuộc các tỉnh phía Bắc. Tổng đài viên ảo của Viettel (Cyber Bot) đã gọi hơn 200 nghìn cuộc gọi cho  các thuê bao chưa cài Bluezone để vận động, hướng dẫn sử dụng nhằm bảo vệ mình và cộng đồng trước dịch COVID-19.
 
Ông Lê Đăng Dũng- Q. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel cho biết: “Là doanh nghiệp chủ lực của đất nước, Viettel cam kết sẽ vừa đóng góp các giải pháp công nghệ vừa đi đầu trong việc đóng góp về tài chính quyết tâm cùng Chính phủ chống dịch”.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIETTEL VỀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG CHỐNG COVID-19

Xây dựng các nền tảng, hệ thống:

Tờ khai y tế: Tổng lượt tờ khai lũy kế từ  tháng 2/2020 đến hiện tại đạt 25.197.428.
Portal và app “Sức khỏe Việt nam”: Cung cấp thông tin chính thống, cập nhật tức thời diễn biến dịch + công cụ bảng tự đánh giá nguy cơ, báo cáo ca bệnh nghi ngờ để gửi tới cơ quan y tế rà soát, cung cấp các khuyến cáo và hướng dẫn tự bảo vệ bản thân. Kết quả đến hiện tại:
Website đạt 43 triệu lượt truy cập.
App đạt khoảng 1,6 triệu lượt tải.
Hệ thống phần mềm khám, chữa bệnh từ xa TELEHEALTH 
Kết nối thành công lũy kế 1.300 cơ sở.

Sổ sức khỏe điện tử: triển khai chính thức từ 3/2021
Tổng số tỉnh đã triển khai: 33 (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Gia Lai, Hải Phòng, Bắc Ninh,  Khánh Hòa, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tây Ninh, Long An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Kon Tum, Đà Nẵng, Điện Biên, Cao Bằng, Thanh Hóa, Thái Bình, Vĩnh Long, Bình Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Đồng Nai, Sơn La, Lào Cai, Cà Mau, Quảng Nam, Nghệ An, Bạc Liêu, Hà Nam, Quảng Ngãi, Ninh Bình)

Hộ chiếu Vắc xin COVID-19: triển khai toàn quốc từ 1/4/2021 để quản lý nội địa cho người dân theo dõi lịch sử tiêm chủng của bản thân hoặc các thành viên trong gia đình qua các lần tiêm; sau khi tiêm được cấp chứng nhận tiêm và mã QR-Code xác nhận. Cùng với đó, nhân viên ngành Y tế có thể cập nhật kết quả tiêm chủng cho người dân thuộc diện tiêm chủng lên hệ thống phần mềm. Cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, số liệu để phục vụ việc triển khai chương trình tiêm vắc xin COVID-19 và cung cấp công cụ giám sát thông tin người đã tiêm vắc xin COVID-19.
Bản đồ dịch bệnh (covidmaps): nhằm giúp người dân dễ dàng tra cứu, theo dõi thông tin và chủ động hơn trong phòng chống dịch COVID-19. Tính năng được triển khai cho Hải Phòng chính thức từ ngày 27/2/2021 và xúc tiến triển khai thêm nhiều tỉnh khác như Quảng Ninh, ….

Lắp đặt Camera giám sát phục vụ chống dịch
Trong 2 tuần đã hoàn thành lắp đặt và kết nối tích hợp 3.757 camera giám sát tại các khu vực cách ly thuộc các tỉnh phía Bắc. Riêng đối với 130 cơ sở cách ly tại 125 xã của tỉnh Bắc Giang - địa phương đang có diễn biễn căng thẳng nhất trong cả nước, Viettel đã huy động tối đa nguồn lực để lắp đặt 1.330 camera trong vòng 5 ngày, nhanh gấp đôi so với tiến độ thông thường
Đối với điểm cách ly trong Quân đội: Viettel đã hoàn thành khảo sát 79 điểm cách ly và 12 điểm tập trung giám sát tại 49 tỉnh/TP. Bằng việc triển khai camera của Viettel, các cơ quan quản lý phòng chống dịch có thể theo dõi toàn bộ hoạt động tại các khu cách ly từ hệ thống quản lý 24/24 giờ, hạn chế tối đa các diễn biến có thể làm trầm trọng hơn tình hình dịch bệnh trong điều kiện nhân lực, vật lực dành cho việc giám sát của các tỉnh đã được huy động tối đa khả năng.

PV 

 

Gửi cho bạn bè

Xem nhiều nhất