Trong 5 năm qua, việc triển khai thực hiện Nghị định số 05/2011/ NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng. Bình Dương đã tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội tại nơi có đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống trên địa bàn tỉnh.
|
Tổ chức thăm và khám chữa bệnh miễn phí cho ĐBDTTS
tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương |
Có dịp về thăm các xã An Bình, Tân Hiệp, huyện Phú Giáo hay xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng… chúng tôi đã cảm nhận được sự đổi thay rõ rệt trong cuộc sống của bà con ĐBDTTS nơi đây. Hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo trong ĐBDTTS ngày một giảm, số hộ gia đình giàu, khá tăng. Chính quyền các địa phương đã kịp thời chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh triển khai các chương trình, dựán. Một sốchương trình được triển khai hiệu quả như Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… Hiện nay, đời sống ĐBDTTS trên các địa bàn này đều khá ổn định, nhiều gia đình khá giả đã mua sắm các phương tiện sinh hoạt hiện đại trong gia đình.
Song song với việc hỗ trợ các điều kiện trực tiếp sản xuất, tỉnh còn đầu tư các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất: các công trình thủy lợi Phước Hòa (Dầu Tiếng), đường giao thông vùng nông thôn, hệ thống điện lưới, bưu chính viễn thông đến tận xã ấp, mở các lớp dạy nghề, các lớp tập huấn khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp, giới thiệu mô hình trồng cây, nuôi gia súc, gia cầm, khuyến cáo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Hỗ trợ vật tư - kỹ thuật để đồng bào chủ động phòng ngừa dịch bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định, bền vững.
|
Bà Hoàng Thị Khính, người dân tộc Nùng (ấp 2, xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo) cho biết: “Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, gia đình tôi đã thoát nghèo, con cái được tạo điều kiện học hành đàng hoàng. Cuộc sống bây giờđã ổn định hơn rất nhiều”. Nhờ có những chính sách hỗ trợ kịp thời của địa phương, gia đình bà Khính vừa tập trung tăng gia sản xuất, làm kinh tế, vừa xây dựng nếp sống văn hóa. Mới đây, gia đình bà đã được UBND huyện Phú Giáo tuyên dương vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Song song với việc hỗ trợ các điều kiện trực tiếp sản xuất cho đồng bào, tỉnh còn đầu tư các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất, đường giao thông nông thôn, hệ thống điện lưới, mở các lớp dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp, hỗ trợ vật tư kỹ thuật giúp đồng bào phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững. Bên cạnh đó, việc bảo đảm đời sống, thu nhập, nâng cao dân trí, học tập, chăm sóc sức khỏe của ĐBDTTS cũng luôn được quan tâm. Chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng cao, số học sinh, sinh viên là người ĐBDTTS không ngừng tăng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc sức khỏe cho ĐBDTTS nói riêng được tăng cường. Hiện nay, tỉnh đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực ngành y tế được quan tâm đầu tư, củng cố. Toàn tỉnh có 3 bệnh viện công lập tuyến tỉnh, 2 bệnh viện theo hệ thống y tế ngành, 9 trung tâm y tế huyện, 17 phòng khám đa khoa khu vực, 91 trạm y tế cấp xã (100% có bác sĩ). Hàng năm có nhiều đoàn của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho ĐBDTTS tại một số địa bàn của tỉnh.
Đặc biệt, tỉnh đã luôn tạo điều kiện cho ĐBDTTS duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tổ chức vui tết của dân tộc Sán Chỉ, lễ Ramadan của đồng bào người Chăm… Để hỗ trợ ĐBDTTS nắm bắt kịp thời các chính sách pháp luật của Nhà nước, hàng năm, tỉnh tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thu hút hơn 8.000 người ĐBDTTS tham dự; tổ chức các lớp tập huấn cách trồng, chăm sóc cây cao su, điều, tiêu, mì, chăn nuôi gia súc, gia cầm… nhằm giúp đồng bào tăng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống.
Nhờsự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh đã không ngừng được cải thiện, nâng lên. Diện mạo các vùng quê nơi có ĐBDTTS đã đổi mới từng ngày. Từ đó, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ vững, lòng tin của ĐBDTTS đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nguồn: baobinhduong.vn, ngày 16/12/2016