Thứ Năm, 7/11/2024
"Dân vận khéo" ở Quảng Ninh: Những điểm nhấn ấn tượng

Xác định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” đối với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ban Dân vận Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã nghiên cứu đưa nội dung chỉ đạo triển khai phong trào vào các văn bản chỉ đạo của tỉnh về công tác dân vận tham mưu chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực. Cụ thể: Kinh tế; văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh, hệ thống chính trị; huy động nguồn lực trong nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị; đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá giáo dục; xây dựng mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh... gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhằm tăng cường tập hợp quần chúng nhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi tham gia các phong trào thi đua yêu nước theo tinh thần “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”.

 
Biểu dương, khen thưởng các đội thi giành giải cao trong Hội thi “Dân vận khéo”
tỉnh Quảng Ninh năm 2012. 

Năm 2012, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo triển khai Hội thi “Dân vận khéo” từ cơ sở đến cấp tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng các điển hình làm công tác “Dân vận khéo” tiêu biểu trong toàn tỉnh. Đã có 217 chi, đảng bộ tổ chức hội thi cấp cơ sở; 211 chi, đảng bộ tham gia vòng thi cấp huyện; 17 đảng bộ tham gia hội thi cấp tỉnh, bao gồm 14 huyện, thị, thành uỷ và 3 đảng bộ trực thuộc là Đảng bộ Công an tỉnh, Đảng bộ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Đảng bộ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Tại hội thi, 17 đội thi xuất sắc tại Hội thi Dân vận khéo đã được trao giải; giải đặc biệt được trao cho đội Bộ CHQS tỉnh; giải nhất được trao cho các đội TX Quảng Yên, TP Hạ Long; giải nhì được trao cho các đội huyện Hoành Bồ, huyện Tiên Yên, TP Móng Cái; giải ba được trao cho các đội huyện Đông Triều, TP Uông Bí, TP Cẩm Phả, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Năm 2014, tỉnh đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh”. Qua đó, nhằm  thảo luận chia sẻ những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo, hiệu quả từ thực tiễn của các địa phương về triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời giới thiệu một số các mô hình, điển hình phong trào thi đua “Dân vận khéo” để từ đó nhân rộng, tạo sự lan toả trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27-10-2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”.Hằng năm, đối với cấp tỉnh, việc biểu dương, khen thưởng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” vào dịp tổng kết công tác dân vận. Đối với cấp huyện, việc tổ chức biểu dương, khen thưởng trong dịp tổng kết công tác xây dựng Đảng; một số đơn vị tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Trong 5 năm (2010-2015), toàn tỉnh có 1.807 điển hình được biểu dương, khen thưởng (1.385 tập thể, 422 cá nhân), trong đó: Cấp tỉnh 92, cấp huyện 625, cấp xã 1.090.

Nguồn: baoquangninh.com.vn/ Thùy Linh, ngày 2/9/2015

Gửi cho bạn bè

Xem nhiều nhất