Phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thời gian
qua phát triển ngày càng sâu rộng. Từ phong trào, huyện xây dựng được
hàng trăm mô hình, điển hình dân vận mang lại hiệu quả tích cực.
|
Sau dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn tạo thuận lợi để nông dân xã Tiến Dũng đưa cơ giới vào đồng ruộng. |
Những mô hình tiêu biểu
Mô
hình “Dồn điển đổi thửa, vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông, xây
dựng sân vận động” của tổ dân vận thôn Huyện, xã Tiến Dũng thực hiện trong giai
đoạn từ năm 2011 - 2015. Với sự tuyên truyền, vận động của tổ dân vận, nhân dân
và cán bộ thôn Huyện luôn tích cực thực hiện và hoàn thành vượt mức các phong
trào, ủng hộ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hơn 2 tỷ đồng.
Nhiều
người dân hiến hơn 83 nghìn m2 đất xây dựng đường giao thông, sân thể thao
trung tâm, đồng thời tích cực hưởng ứng chương trình dồn điền đổi thửa. Đến
nay, 100% diện tích đồng ruộng làm đất bằng cơ giới hóa, 90% diện tích lúa được
gieo sạ và thu hoạch bằng máy gặt liên hoàn, giảm gần 50% chi phí và công lao
động.
Khối
dân vận xã Lãng Sơn lại làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy xây dựng và duy
trì hiệu quả mô hình "Dân vận khéo" trong vận động nhân dân tham gia
phòng chống ma túy. Xã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã
hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Các
thành viên tổ dân vận tích cực tuyên truyền tới tất cả các thôn, trong mọi tầng
lớp nhân dân bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trực quan, qua hệ thống
truyền thanh; tổ chức cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên thanh niên và
học sinh ký cam kết không tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy;
đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng thôn xóm không có tệ nạn ma
túy, mại dâm...
Quá
trình thực hiện, xã đưa các nội dung thực hiện phong trào vào tiêu chí bình xét
công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa. Nhờ vậy, nhiều năm qua, xã
Lãng Sơn không có đối tượng nghiện ma túy và nghi ngờ sử dụng ma túy.
Ngoài hai mô
hình trên, nhiều mô hình, điển hình dân vận khéo được cấp trên biểu dương, khen
thưởng như: Mô hình "Làng văn hóa xanh- sạch- đẹp" của thôn Xuân
Trung, xã Xuân Phú; "Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp" của thôn Tân
Mỹ, xã Cảnh Thụy; "Đồng bào theo đạo không mắc tệ nạn xã hội" của
thôn Núi Ô, xã Tiến Dũng; “Vận động nhân dân tham gia sản xuất lúa thơm hàng
hóa" của thôn Tư Mại, xã Tư Mại...
Lan tỏa rộng khắp
Thực
hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" do Ban Dân vận T.Ư phát động,
5 năm qua, nhiều địa phương, đơn vị trong huyện có những cách làm mới, sáng
tạo, đạt hiệu quả cao trong công tác vận động quần chúng.
Tìm
hiểu được biết, việc lựa chọn, xây dựng mô hình điểm được cấp ủy các cấp quan
tâm thực hiện. Hằng năm, Ban Dân vận Huyện ủy chủ động lựa chọn những mô hình
phù hợp để xây dựng điểm trong toàn huyện. Sau khi mô hình về đích, chủ động tổ
chức tổng kết đánh giá ưu, khuyết điểm và chỉ đạo nhân rộng trên địa bàn; tổ
chức biểu dương, khen thưởng vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống công tác Dân vận
của Đảng (15-10) và tổng kết công tác dân vận cuối năm.
Từ
cách làm đó, đến nay toàn huyện xây dựng được 178 mô hình, điển hình “Dân vận
khéo”. Trong đó, lĩnh vực kinh tế có 85 mô hình, văn hoá xã hội 50 mô hình;
lĩnh vực quốc phòng an ninh 7 mô hình; 36 mô hình ở công tác xây dựng Đảng,
chính quyền, MTTQ các đoàn thể trong sạch vững mạnh và một số lĩnh vực khác.
Ông
Luyện Huy Lịch, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Yên Dũng đánh giá: Do bám sát thực
tiễn nên các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tạo được nhiều tác động tích cực
và trở thành động lực phát triển KT-XH địa phương. Để tiếp tục thực hiện có
hiệu quả hoạt động này, huyện tập trung chỉ đạo khối dân vận đảng ủy xã, thị
trấn chuẩn bị lựa chọn mô hình, điển hình và thực hiện ngay từ đầu năm. Trong
đó yêu cầu mỗi mô hình lựa chọn phải xuất phát từ tâm tư nguyện vọng của nhân
dân, các vấn đề đặt ra ở cơ sở, phù hợp với tình hình thực tiễn, có sức lan tỏa
cao.
Chỉ
đạo khắc phục những hạn chế, tồn tại của các mô hình đang thực hiện, hoặc chấm
dứt các mô hình hoạt động không có hiệu quả. Cùng đó tập trung xây dựng mô hình
dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy nhanh việc hoàn thành
các tiêu chí của chương trình. Tiếp đó, phân công cán bộ phụ trách mô hình “Dân
vận khéo” am hiểu vấn đề, nhiệt tình, trách nhiệm, có uy tín trong cộng đồng
dân cư để việc thực hiện đạt kết quả thiết thực.
Nguồn:
baobacgiang.com.vn, ngày 18/12/2015