Từ một công nhân hiền lành, cô gái Diệp Hưng thời ấy
trở thành hạt nhân nòng cốt của tổ chức, được cử ra chiến khu tập huấn
công tác vận động quần chúng đấu tranh chống áp bức.
Đến đường Phú Định (P.11, Q.5, TP.HCM) hỏi nhà dì Bảy
(Dư Huệ Liên), ai cũng nhiệt tình dẫn “khách lạ” đến tận nơi. Không chỉ
nổi tiếng với bảng thành tích đáng nể từ cấp địa phương đến cấp Trung
ương vì những đóng góp cho công tác Dân vận, công tác xây dựng, củng cố
và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc... dì Bảy còn được bà con trong
khu phố yêu thương như người thân bởi “Đâu cần má Bảy có, đâu khó có má
Bảy”.
Xuất thân là công nhân ngành dệt, ngày còn
trẻ, bà Dư Huệ Liên thường được chị em công nhân xưởng dệt Vimitex (Thủ
Đức) biết với tên gọi Diệp Hưng – người giữ vai trò quan trọng trong
những cuộc đình công, lãn công chống áp bức, đòi quyền lợi, phản đối sa
thải công nhân… Tiêu điểm là cuộc đình công, chiếm xưởng buộc chủ xưởng
phải đưa hơn 200 nữ công nhân bị sa thải trở lại làm việc vào năm 1964.
Từ
một công nhân hiền lành, cô gái Diệp Hưng thời ấy trở thành hạt nhân
nòng cốt của tổ chức, được cử ra chiến khu tập huấn công tác vận động
quần chúng đấu tranh chống áp bức. Từ những năm tháng ấy, bà đã “ngộ” ra
rằng, trong mọi tình huống, khó khăn đến đâu, muốn đi đến thắng lợi,
ngoài sự nỗ lực và ý chí của cá nhân, phần lớn sức mạnh và sự sáng tạo
đều phải nhờ vào quần chúng.
|
Dì Dư Huệ Liên nhận Bằng khen Dân vận khéo tại Hà Nội tháng 10/2015 |
Từng là Ủy viên Ban thường vụ Hội LHPN TP.HCM từ năm
1977 đến 1991, về hưu, bà tiếp tục nhận nhiệm vụ Tổ trưởng tổ công tác
người Hoa và tiếp tục gắn bó với phong trào tại địa phương. Ở cương vị
nào, dì Bảy cũng luôn toàn tâm toàn ý trong việc xây dựng các mô hình
hoạt động sôi nổi nhằm thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều lứa tuổi,
nghề nghiệp… tham gia.
Bốn mươi năm làm công tác
Hội, bà luôn nhớ nằm lòng nguyên tắc đó. Để dân tin và hỗ trợ việc thực
hiện các chủ trương chính sách, điều cần nhất là những người có trách
nhiệm phải biết lắng nghe để kịp thời giải đáp mọi bức xúc, thắc mắc của
quần chúng. Bà không bỏ sót bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ khu dân cư
nơi mình sống. Vấn đề nào cần có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành
liên quan, bà không ngại khó, ngại vất vả, kịp thời đề xuất để có cách
xử lý, giải thích hợp tình, hợp lý.
Trong việc vận
động xã hội từ thiện, bà chủ trương không vận động dư, quỹ của năm nào,
dùng hết năm đó và luôn báo cáo công khai, minh bạch. Thấy bà ngược xuôi
đi xin tài trợ, thấy trẻ em nghèo trong phường, trong khu phố tươm tất,
hạnh phúc đến trường, nhiều người nhận ra ý nghĩa từ những việc làm
tưởng chừng rất “ bà Tám” của bà tổ trưởng tổ công tác người Hoa. Vậy là
ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, người có hoàn cảnh ít khó khăn
chung tay hỗ trợ những người còn khó khăn hơn mình.
Hai
mươi năm nay, bà là “chủ ngân hàng” với số vốn 80 triệu đồng - số tiền
bà vận động được từ chính những người dân trong khu vực, lúc nào cũng
sẵn sàng hỗ trợ khẩn cấp cho những trường hợp đặc biệt khó khăn. Số vốn
lưu động xoay vòng, người ba triệu đồng sản xuất lồng đèn mùa Trung thu;
người hai triệu đồng thêm vốn bán cá ở chợ; người một triệu đồng sửa
lại ngôi nhà chật hẹp khi con đến tuổi trưởng thành… Thậm chí nhà có
người đau ốm phải đi cấp cứu cũng tìm dì Bảy; đi làm xa không có phương
tiện cũng “dì Bảy ơi!”… “Ngân hàng dì Bảy” cho vay không lãi suất nên ai
cũng hiểu đã vay vốn thì phải trả để còn giúp nhiều người khác lúc khó
khăn.
“Mọi người hay nói tôi giống “bà Tám”, phải
chịu làm “bà Tám” mới biết người ta đang cần gì, muốn gì, đang có suy
nghĩ, nỗi lo gì cần giải tỏa…”. Dì Bảy cười, tiếng cười giòn tan của
người phụ nữ suốt đời thích làm việc cho người khác, thích mang lại niềm
vui cho người khác.
Bà Dư Huệ Linh (Dư Bửu Linh - sinh năm 1935)
- Thời gian công tác Hội: 40 năm.
- Huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng PN”.
- Huân chương Đại đoàn kết dân tộc năm 2009.
-
Bằng khen “Đã có nhiều thành tích trong xây dựng, củng cố và phát triển
khối Đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc” do Thủ tướng cấp năm 2010.
-
Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình
hành động và quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số
cùng cấp lần thứ I năm 2004” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc cấp năm
2014.
- Bằng khen “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi
đua “Dân vận khéo” năm 2014” do UBND TP.HCM cấp.
- Bằng khen “Đạt thành tích Gương PN dân tộc tiêu biểu năm 2012” do Hội LHPN TP.HCM cấp.
|
Nguồn: phunuonline.com.vn, ngày 25/7/2016