Chủ Nhật, 22/12/2024
Công nhân làm thêm giờ vì muốn tăng nguồn thu nhập
 
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo 


Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính nhấn mạnh, Luật An toàn, vệ sinh lao động được ban hành năm 2015, tiếp tục khẳng định các cam kết mạnh mẽ và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước tới việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm điều kiện lao động tốt và quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe của người lao động.

Tuy nhiên, theo nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tình trạng làm việc theo tính chất dây chuyền hiện nay với điều kiện lao động không đảm bảo, tăng thời gian làm thêm giờ khiến nhiều người lao động làm việc căng thẳng, dẫn đến mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, từ đó làm giảm hiệu suất và sự chú ý, làm giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, giảm sút, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu…

Hiện nay, tình trạng làm việc theo tính chất dây truyền, với điều kiện lao động không đảm bảo, tăng thời gian làm thêm khiến nhiều người lao động căng thẳng, mệt mỏi và suy giảm sức khỏe, từ đó làm giảm năng suất lao động, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đau mỏi xương khớp…

TS Vũ Minh Tiến, Viện phó Viện Công nhân Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, qua khảo sát năm 2017 của Viện về tiền lương, thời giờ làm việc, điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, thì hầu hết người lao động qua khảo sát đều không muốn làm thêm giờ, nhưng 35% số lao động được khảo sát muốn làm thêm giờ, nguyên nhân chỉ bởi họ muốn có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống chứ không phải để làm giàu.

Ông Vũ Xuân Trung, Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp cho biết nghiên cứu cho thấy nguy cơ tiềm ẩn  đến mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường ở những người làm thêm giờ có tỷ lệ cao hơn những người ở nhóm làm ca và làm giờ hành chính.

Tại hội thảo các đại biểu đã nêu nên thực trạng điều kiện lao động, giờ làm việc – thời giờ nghỉ ngơi qua các nghiên cứu về lao động; những ảnh hưởng về sức khỏe và năng suất lao động khi người lao động bị làm việc trong điều kiện, môi trường không đảm bảo, giờ làm việc vượt quá mức  cho phép…

Từ ý kiến đóng góp của các đại biểu, hội thảo sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn về tác động ảnh hưởng của điều kiện lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đến năng suất lao động, an toàn sức khỏe người lao động, từ đó Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật trên cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn phù hợp với sức khỏe của người lao động.

Nguồn: dangcongsan.vn, ngày 23/5/2017

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất