|
Đoàn
đại biểu thiếu nhi Thủ đô chúc mừng Đại hội
|
Tới
dự có các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng; Trần Đại
Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính
trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch
Quốc hội; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trung ương, các ban, bộ,
ngành của Trung ương và địa phương; các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; nữ Anh hùng lực
lượng vũ trang, Anh hùng lao động; lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam qua
các thời kỳ... Đặc biệt, Đại hội có sự tham dự của 1.153 đại biểu chính thức đại
diện cho phụ nữ các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi đã có những
đóng góp to lớn cho phong trào phụ nữ Việt Nam.
Được tổ
chức từ ngày 7/3 – 9/3/2017, Đại hội đại
biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lần thứ XII với chủ đề “Đoàn kết - đổi mới –
bình đẳng - hội nhập”, là sự kiện chính trị quan trọng, ngày
hội của phụ nữ cả nước, đánh dấu bước trưởng thành của phụ nữ và tổ chức Hội
Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới - giai đoạn đồng hành cùng sự phát triển và
hội nhập của đất nước sau 30 năm đổi mới. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá khách quan
toàn diện các kết quả, hạn chế và nguyên nhân; rút ra những bài học kinh nghiệm thật sự
sâu sắc qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc nhiệm kỳ
2012-2017; tập trung trí tuệ, dân chủ thảo luận để xác định mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017 - 2022; thông qua Điều lệ Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá
XII thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, trí tuệ, đủ năng lực
lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ to lớn của phong trào phụ nữ và công tác Hội
trong thời gian tới.
Báo cáo tổng kết của Hội LHPN Việt Nam và các tham luận
tại Đại hội đã cho thấy trong nhiệm kỳ qua, Hội LHPN Việt Nam đã tích cực chăm
lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; xây dựng tổ chức Hội vững
mạnh, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội; tập
hợp, vận động phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống tốt đẹp, sức sáng tạo góp
phần quan trọng cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động
sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được cụ thể hóa thành những cuộc vận
động và đợt thi đua sát với nhiệm vụ chính trị của đất nước, địa phương, đơn
vị. Nổi bật là Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5
"không", 3 "sạch” gắn với thực hiện Xây dựng nông thôn mới. Sau
một nhiệm kỳ triển khai với nhiều kết quả tích cực, Cuộc vận động “Xây dựng gia
đình 5 "không", 3 "sạch” đã được Chính phủ đưa vào Chương trình
mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Cuộc vận động đã
tác động đa chiều vào đơn vị hộ gia đình, phát huy vai trò chủ động và mang lại
lợi ích trực tiếp cho hội viên, phụ nữ, đóng góp tích cực vào tiến trình xây
dựng nông thôn mới ở địa phương.
Trong
phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thông qua các hoạt động ủy thác, hỗ
trợ tiếp cận vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cũng như các hoạt động tài chính vi mô, các cấp hội phụ nữ đã
giúp trên 2,4 triệu lượt hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, trong đó 430 nghìn hộ đã
thoát nghèo. Hội đã vận động được trên 1.000 tỷ đồng để thường xuyên chăm
lo các gia đình chính sách, gia đình các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền biển đảo; thăm hỏi kịp thời các gia đình bị ảnh hưởng của thiên tai; vận
động, xây dựng, sửa chữa gần 20.000 mái ấm tình thương. Trong công tác tham
mưu; tham gia xây dựng luật pháp, chính sách; giám sát và phản biện xã hội; các
cấp Hội đã đề xuất thành công 119 chính sách, trong đó có những chính sách tác
động tích cực tới đời sống của phụ nữ, góp phần hiện thực hóa chủ trương của
Đảng về công tác bình đẳng giới và phụ nữ. Điển hình là chính sách giảm số năm
đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ nữ cấp cơ sở; hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là
người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số...
Đại
hội cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế đối với phụ nữ nói chung, hoạt
động tổ chức hội trong thời gian tới. Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam đưa ra 7 mục tiêu, 3 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá là: Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội,
tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ
và nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội cơ sở, đa dạng hóa các hình
thức tập hợp phụ nữ, phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ.
|
Các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh lưu niệm với đại biểu phụ nữ
|
Phát
biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích
to lớn của phong trào phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong nhiệm kỳ qua.
Hoan nghênh và ghi nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, sự phối
hợp chặt chẽ của chính quyền, MTTQ, các ban, bộ, ngành, đoàn thể trong công tác
phụ nữ và bình đẳng giới và cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế đối với
Hội Liên hiệp Phụ nữ, phụ nữ và trẻ em Việt Nam...
Đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017 – 2022 mà
Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XI trình tại Đại hội, đặc biệt
là phương hướng, mục tiêu và các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm; Tổng Bí thư
nhấn mạnh 06 vấn đề để Đại hội thảo luận, xem xét, quyết định. Tóm tắt là: Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần nắm vững và quán triệt sâu sắc những quan điểm,
tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; tổng kết việc thực hiện
các chỉ thị, nghị quyết có liên quan cũng như thực tiễn hoạt động của phong
trào phụ nữ và hội phụ nữ để có những biện pháp cụ thể đưa những tư tưởng, quan
điểm, chủ trương của Đảng vào cuộc sống. Hội cũng cần tiếp tục tổ chức và nâng
cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động để thu hút đông đảo chị
em tham gia, đóng góp công sức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như chủ động giải
quyết những vấn đề của chính phụ nữ ngay từ cơ sở. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội trong xây dựng gia đình;
đặc biệt quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, no ấm, hạnh phúc, tiến bộ; chăm
sóc, giáo dục trẻ em. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng người
phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần,
năng lực sáng tạo, ý thức công dân; đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Hội các cấp, đáp ứng yêu cầu công tác Hội trong giai đoạn mới. Chú trọng đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ qua hoạt động thực tiễn. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn
giới thiệu những chị em có đủ tiêu chuẩn tham gia các cấp uỷ đảng, chính quyền
và các ban, bộ, ngành từ Trung ương đến cơ sở, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ
nữ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng...;
thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước
và Nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ...
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Đại hội cùng với việc đóng góp vào Báo cáo chính
trị, Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung); cần dân chủ thảo luận, tập trung trí tuệ, sáng
suốt lựa chọn, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XII có phẩm chất, năng
lực, uy tín, nhiệt tình, trách nhiệm, đủ sức lãnh đạo phong trào và công tác Hội
trong nhiệm kỳ tới.
Phan
Thanh