Ngày 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ
trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng.
|
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: HH) |
Tham dự Cuộc họp
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có các
đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng ban Chỉ đạo: Đinh Thế Huynh,
Thường trực Ban Bí thư; Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính
phủ; Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên
Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường
trực Ban Chỉ đạo.
Tại
cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng đã thảo luận, cho ý kiến đối với: Báo cáo tiến độ, những khó khăn,
vướng mắc và đề xuất xử lý một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc
diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ
đạo; Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử Trung
ương và địa phương trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các
vụ án tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi,
đôn đốc.
Phát biểu kết luận
Cuộc họp, đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng đã biểu dương Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan
Thường trực của Ban Chỉ đạo đã chuẩn bị công phu, chu đáo các tài liệu
phục vụ Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng tập trung tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm
minh, đúng pháp luật một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư
luận xã hội quan tâm, nhất là: Vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về
cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng
Việt Nam. Vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương. Vụ án
Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, phần liên quan đến các quyết định và
kiến nghị của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án. Các vụ án đang điều tra
thuộc giai đoạn 2 được tách ra hoặc Hội đồng xét xử khởi tố, kiến nghị
tại phiên tòa từ các vụ án: Vũ Quốc Hảo và đồng phạm; Lâm Ngọc Khuân và
đồng phạm; Dương Thanh Cường và đồng phạm; Phạm Văn Cử và đồng phạm;
Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm.
Tổng Bí thư chỉ rõ,
công tác điều tra, giám định vừa qua đã tập trung làm nhưng chưa được
như mong muốn, sắp tới phải thúc đẩy làm tốt hơn, nhanh hơn. Kinh nghiệm
là làm từng bước vững chắc, điều tra đến đâu xét xử đến đó không chờ
điều tra đầy đủ mới đưa ra xét xử, kết luận đến đâu xử lý đến đấy, không
cầu toàn chờ làm cùng một lúc, vụ nào có điều kiện thì làm trước.
Tổng
Bí thư cho rằng “vướng cái gì đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ
đạo cho ý kiến, định hướng giải quyết, nhưng phải đúng nguyên tắc, không
làm thay các cơ quan chức năng, không làm trái pháp luật”.
Về
việc xử lý một số vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Tổng
Bí thư cho rằng, cần lựa chọn, xác định một số vụ án, vụ việc cụ thể để
tập trung giải quyết, có trọng tâm, trọng điểm.
Tổng
Bí thư yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng thống nhất cơ chế chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan điều
tra, truy tố, xét xử Trung ương và địa phương trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội
chính Trung ương theo dõi, đôn đốc. Từng cơ quan theo chức năng cần chủ
động có kế hoạch xử lý, giải quyết công việc của mình, tăng cường phối
hợp, trên cơ sở kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo. Tổng Bí thư chỉ rõ, cùng
với xử lý bên Nhà nước, việc xử lý kỷ luật bên Đảng cần được quan tâm
thích đáng hơn, sắp tới phải làm mạnh hơn nữa xử lý kỷ luật Đảng; Ủy ban
Kiểm tra Trung ương cần sớm xây dựng quy chế về vấn đề này.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ban Nội chính Trung ương tiếp thu ý kiến
Cuộc họp, hoàn chỉnh văn bản, trình Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham nhũng ký ban hành để triển khai thực hiện./.
Nguồn: dangcongsan.vn, ngày 18/4/2016