Theo ban dân tộc tỉnh An Giang, trong các năm qua, tỉnh đã vận dụng các
chính sách, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương dành cho vùng đồng bào dân
tộc, biên giới, xã đặc biệt khó khăn chăm lo phát trển kinh tế xã hội,
nâng cao chất lương cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)
Khmer, Chăm, Hoa trong tỉnh.
Chương trình 135 đã đầu tư 43,8 tỉ đồng để
xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất. Các xã biên giới,
miền núi, xã đặc biệt khó khăn được đầu tư hơn 68 tỉ đồng xây dựng các
công trình cấp nước sinh họat cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các
huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú, Châu Phú,….
Tỉnh cũng thực hiện chính sách hỗ trợ di
dân, hỗ trợ đất ở cho 820 hộ, gần 40 tỉ đồng. Ngoài ra, gần 2.000 hộ
nghèo DTTS được hỗ trợ về nhà ở, đất ở với kinh phí gần 243 tỉ đồng. Các
hộ nghèo ở huyện Tri Tôn còn được vay vốn và tổ chức lại nghề nấu đường
thốt nốt nhờ đó có thu nhập ổn định.
Tỉnh còn thực hiện “Đề án phát triển sản
xuất tiểu thủ công nghiệp cho đồng bào dân tộc Khmer và Chăm, giai đoạn
2008-2012”, hỗ trợ 1,4 tỉ đồng cho vay vốn và mua thiết bị góp phần ổn
định sản xuất cho các hộ tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề của đồng
bào Chăm và Khmer ở xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) và Châu Phong (thị xã
Tân Châu).
Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế nâng
cao chất lượng cuộc sống của bà con, tỉnh quan tâm xây dựng hệ thống
trường phổ thông dân tộc nội trú ở những huyện, xã có đông đồng bào
DTTS. Học sinh DTTS ở các trường phổ thông dân tộc nội trú đều được miễn
học phí và được nhận học bổng. Ngành giáo dục cũng quan tâm tuyển dụng
và đào tạo lực lượng giáo viên là người DTTS. Đến nay, tỉnh An Giang có
665 giáo viên DTTS trong đó có 563 giáo viên Khmer; hơn 100 giáo viên
Chăm, Hoa. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 27,32%
(2009) còn 17,43% (2014). Bình quân mỗi năm giảm 3,71%.
Nguồn: daidoanket.vn/ Lê Quốc Khánh, ngày 6/9/2015