Thứ Năm, 7/11/2024
An Giang: Những mô hình dân vận khéo trong tự quản đường biên, cột mốc

Mái ấm người nghèo biên giới

5 năm qua, cán bộ và chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang phối hợp UBMTTQ các cấp xây dựng 265 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ thuộc diện chính sách. Chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, do Bộ Tư lệnh Biên phòng và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động trên toàn tuyến biên giới An Giang cũng đã xây dựng được 385 căn nhà và 4 công trình trạm xá quân dân y kết hợp. Đại tá Nguyễn Thượng Lễ, Bí thư Đảng ủy – Chỉ huy trưởng BĐBP cho biết, số lượng đó đã vượt 275 căn nhà và 3 công trình theo chỉ tiêu.

Tại Khánh An, ông Đoàn Văn Long, Chủ tịch UBMTTQ xã cho biết, từ năm 2010 đến nay, xã tổ chức cất được 140 căn nhà cho hộ nghèo và cận nghèo, với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng do nhiều tổ chức và cá nhân quyên góp. “Với việc làm có ích, kế hoạch phát động được nhiều người ủng hộ, tích cực tham gia công sức lao động và đóng góp tiền của nên nhà ở cho hộ nghèo khu vực biên giới được chăm lo chu đáo” – ông Long cho biết.

 
Cất nhà cho người nghèo khu vực biên giới 

Tổ cất nhà từ thiện (Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã Khánh An) cũng có nhiều nỗ lực trong việc chăm lo cho người nghèo. Theo ông Nguyễn Văn O (Tổ trưởng), có 12 trường hợp người Việt bên Pec Chray (quận Koh Thum, Kandal, Campuchia) sang xin nhà Tình thương và được đáp ứng theo nguyện vọng của bà con. Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh cho biết, đây cũng là một trong những mô hình hay và cách làm tốt ở khu vực biên giới An Phú. Từ năm 2013 đến nay, Tổ cất nhà từ thiện Khánh An đã cất được 34 căn nhà Tình thương cho các trường hợp khó khăn và hộ nghèo trên địa bàn khu vực biên giới.

Tăng cường đối ngoại Nhân dân

Tại Tịnh Biên và Tân Châu, UBMTTQVN tỉnh An Giang có cuộc gặp gỡ với Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Takeo và tỉnh Kandal để chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền khu vực biên giới. Trong cuộc gặp gỡ này, Ban Thường trực UBMTTQ thành phố Châu Đốc cho biết, địa phương luôn xác định hoạt động tuyên truyền pháp luật và đối ngoại Nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, các xã, phường khu vực biên giới và các ngành của thành phố đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Thị trấn Tịnh Biên là trung tâm kinh tế của huyện Tịnh Biên, được Chính phủ công nhận là đô thị loại IV; nối liền Quốc lộ 2 Campuchia là đường biên giới khoảng 5km, chợ cửa khẩu còn là nơi trao đổi và mua bán hàng hóa của Nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia. Do vậy, công tác tuyên truyền pháp luật trở nên quan trọng, góp phần giảm thiểu các vi phạm không đáng có. Ban Thường trực UBMTTQ thị trấn chọn mô hình “Họp nhóm, họp tổ” để sinh hoạt định kỳ. Nội dung thể hiện truyền thống láng giềng hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam – Campuchia và giữ vững đường biên giới hòa bình luôn được chú trọng.

Ông Kin Net, Phó Chủ tịch Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Takeo cho rằng, quan hệ giữa Mặt trận An Giang và Takeo ngày càng sâu rộng, nhiều lĩnh vực khác nhau và phát triển toàn diện. “Thông qua những cuộc gặp gỡ, tình cảm hai tỉnh xích lại gần nhau hơn, thúc đẩy quan hệ ngày càng thắt chặt, vì lợi ích Nhân dân mỗi tỉnh và mỗi nước” – ông Kin Net khẳng định. Lãnh đạo và Nhân dân Takeo ghi nhớ nghĩa cử tốt đẹp đó và luôn trân trọng. Ông Kin Net còn dẫn chứng thực tế các hoạt động thiết thực, như: Khám và chữa bệnh, qua lại làm ăn, phát triển sản xuất khu vực biên giới…

“Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia là truyền thống “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Từ đó, Mặt trận tỉnh An Giang và Takeo, Kandal hỗ trợ lẫn nhau nhiều mặt; xây dựng đường biên giới hòa bình và  hữu nghị” – ông Huỳnh Công Mước, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh 


Nguồn: baoangiang.com.vn/ Lê Tý - Trọng Ân, ngày 15/7/2015

Gửi cho bạn bè