13
năm liền giữ vững danh hiệu làng văn hóa cấp huyện, từ năm 2005 đến nay
được UBND tỉnh tặng 5 Bằng khen, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng 1 Bằng
khen, tập thể và nhiều cá nhân được tặng nhiều bằng khen và giấy khen;
những thành tích đáng tự hào đó của thôn An Hòa, xã Ân Phong, huyện Hoài
Ân, tỉnh Bình Định có sự đóng góp rất đáng kể của ông Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn
Trần Bá (63 tuổi).
12
năm kể từ khi được bà con tín nhiệm bầu giữ Trưởng Ban công tác Mặt
trận thôn An Hòa, ông Trần Bá luôn tận tụy với công việc, tìm tòi học
hỏi, bổ sung kiến thức mọi mặt, tìm các mô hình và cách dân vận khéo
léo, phù hợp để áp dụng.
Công
khai, dân chủ và thống nhất cao là tiêu chí mà ông Bá và Ban nhân dân
thôn áp dụng xuyên suốt trong giải quyết công việc ở địa phương, từ việc
lớn đến việc nhỏ. Ông Trần Bá kể: Ví dụ như phong trào xây dựng nông
thôn mới, mới đầu bà con tưởng Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ nên ai cũng
phấn khởi, nhưng khi biết nhân dân là chủ thể, nhà nước chỉ hỗ trợ, ai
cũng thoái thác khi được vận động đóng góp tiền, hiến đất, cây trồng. Vì
vậy, trong 2 năm đầu công tác vận động hết sức khó khăn. Áp dụng các
“nguyên tắc” trên, trong xây dựng đường bê tông xi măng, thôn chọn một
tuyến đường ngắn có một số hộ khá giả để làm trước. Sau đó, cán bộ thôn
đến từng nhà, gặp từng người để tuyên truyền vận động. Việc xây dựng
cũng được lên kế hoạch rất cụ thể, chi tiết từ số tiền đóng góp, thu
chi, quản lý công trình, khi tuyến đường này hoàn thành thì họp thôn,
tuyên dương và khích lệ phong trào. Thấy xóm kia làm được, xóm khác cũng
thi đua, kết quả là chỉ trong 3 năm, nhân dân thôn An Hòa đã đóng góp
tiền mặt, hiến trên 5.200m2 đất, hàng ngàn ngày công để xây
dựng 6,9km đường giao thông bê tông thôn, xóm, nội đồng. Và mới đây,
thôn khánh thành đưa vào sử dụng công trình nhà văn hóa thôn, trị giá
gần 340 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp 140 triệu đồng.
Việc
vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thôn cũng
được thực hiện rất tốt. Ngoài những buổi họp dân, tranh thủ ngày mùa bà
con tập trung đông đủ, cán bộ thôn tuyên truyền, bàn bạc với nhân dân
những việc cần thiết. Tình hình ANTT, an toàn xã hội được giữ vững,
khiếu kiện vượt cấp trong thôn rất ít xảy ra. “Mỗi lần có ĐBQH và HĐND
các cấp về tiếp xúc cử tri, thôn tổ chức họp dân trước để ghi nhận những
kiến nghị, bức xúc, cả việc chung, việc riêng. Những gì thuộc địa
phương, thôn giải thích cho dân hiểu. Những kiến nghị không thuộc thẩm
quyền, chúng tôi phân loại và cử đại diện kiến nghị tại buổi tiếp xúc để
mang tính tập trung và hiệu quả hơn”, ông Bá nói thêm.
Bà
Lê Thị Vui, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ân Phong, đánh giá: “Từ
một thôn nghèo, đến nay An Hòa đã là thôn dẫn đầu của xã của trên tất cả
các mặt. Thôn không còn hộ đói, hộ nghèo giảm từ 7,6% (năm 2010) xuống
còn 3,7% (2015). Xã Ân Phong đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn
nông thôn mới. Kết quả đó có một phần đóng góp tích cực của ông Trần Bá.
Nguồn: baobinhdinh.com.vn, ngày 27/12/2015