Thứ Sáu, 10/1/2025
Phong trào thi đua "Dân vận khéo" tỉnh Bắc Giang: Gắn xây dựng mô hình với nhiệm vụ thực tiễn
 
Thành viên CLB dân ca Sán Dìu, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn) truyền dạy chữ viết
và hát dân ca cho thế hệ trẻ. 

Những điểm sáng 

Năm 2016, Tổ dân vận thôn Nam Tiến 3, xã Xương Lâm (Lạng Giang) đăng ký xây dựng mô hình vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông nội đồng. Để thực hiện, Chi bộ ban hành nghị quyết, Ban quản lý thôn xây dựng kế hoạch, phương án, tổ chức họp bàn công khai với dân. Tổ dân vận thôn phân nhóm đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động, mỗi thành viên trong tổ nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong việc triển khai kế hoạch. 

Ông Dương Thanh Bình, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân vận cho biết: Bằng phương pháp này, chỉ trong thời gian ngắn, thôn hoàn thành quy hoạch và dồn đổi xong 18ha. Đặc biệt, thôn vận động 63 hộ hiến hàng nghìn m2 đất phục vụ làm đường giao thông nội đồng và xây dựng mương máng. Trong đó, nhiều người hiến cả trăm m2 đất như ông: Nguyễn Văn Huynh (trưởng thôn), Nguyễn Văn Kiến (phó thôn), Nguyễn Văn Đáng (cựu chiến binh). 

Được biết, ngoài thôn Nam Tiến 3, năm nay,  Đảng bộ xã Xương Lâm đăng ký với BTV Huyện ủy xây dựng 25 mô hình dân vận khác, gắn liền với nhiệm vụ chính trị trọng tâm của xã nhiệm kỳ 2015-2020 là hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.


Từ phong trào dân vận khéo do T.Ư phát động, hiện toàn tỉnh Bắc Giang xây dựng gần 5.000 mô hình, điển hình gắn với nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn ở các cấp. Kết quả đó là nền tảng quan trọng để phong trào tiếp tục phát triển đều khắp.

Nguồn:Ban Dân vận Tỉnh ủy


Tại huyện Hiệp Hòa, những năm trước đây, vấn đề an ninh nông thôn diễn biến phức tạp, phát sinh một số điểm khiếu kiện liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, mâu thuẫn xã hội. Trước thực trạng đó, Đội an ninh Công an huyện phối hợp với các đội nghiệp vụ tích cực đi cơ sở làm tốt công tác dân vận; bám sát địa bàn, tiếp xúc, thăm hỏi, gặp gỡ nắm tình hình nhân dân. 

Đặc biệt, Công an huyện thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng "Diễn đàn Công an xã lắng nghe ý kiến nhân dân". Thông qua hoạt động đó, Đội tham mưu giải quyết kịp thời, hiệu quả 7 điểm tập trung đông người khiếu kiện phức tạp. Chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở đấu tranh, ngăn chặn, giải quyết dứt điểm 4 điểm hoạt động truyền đạo trái phép; ba vụ đình công tự phát. Do vậy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn từng bước trở lại ổn định.

Tại huyện Lục Ngạn, nhằm góp phần “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, khối dân vận xã Giáp Sơn tham mưu với Đảng ủy xã thành lập mô hình CLB dân ca Sán Dìu. Từ khi thành lập (năm 2009) đến nay,  CLB đã nỗ lực truyền dạy cho thế hệ trẻ trong xã nhằm bảo tồn dân ca truyền thống dân tộc mình. 

Quan tâm nhân rộng điển hình

Ông Trịnh Thanh Giang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy khẳng định: Phong trào thi đua dân vận khéo được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng vào cuộc và có sự hưởng ứng tích cực từ nhân dân. Nhiều địa phương, đơn vị có cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp phong trào đi vào đời sống xã hội và gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Thông qua đây, hàng nghìn mô hình được xây dựng, nhân rộng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Thực tế cho thấy, gần 6 năm xây dựng và phát triển phong trào, mô hình, điển hình dân vận khéo xuất hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết toàn dân. Khảo sát tại huyện Tân Yên, BTV Huyện ủy ban hành văn bản chỉ đạo xây dựng đảng bộ xã, thị trấn, cơ quan dân vận khéo. Đảng uỷ Khối doanh nghiệp tỉnh ban hành nội dung chuyên đề công tác vận động quần chúng, chỉ đạo điểm xây dựng mô hình dân vận khéo thực hiện Quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp. 

Mỗi mô hình, điển hình tạo dấu ấn tích cực trong xã hội, mang lại lợi ích thiết thực với nhân dân. Như mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi gia cầm kết hợp với trồng cây ăn quả của ông Hoàng Văn Tuấn, Tổ dân vận thôn Voi, xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng), đầu tư xây dựng trên diện tích 2.100m2. Trang trại này không chỉ mang lại nguồn lợi cho gia đình mà còn giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động địa phương. Mô hình xây dựng kết cấu hạ tầng của Tổ dân vận thôn Trung Đồng, xã Bảo Đài (Lục Nam) vận động nhân dân hiến hơn 1.500m2 đất làm đường giao thông, công trình thủy lợi. 

Trong công tác bảo vệ môi trường, từ phương pháp, cách làm mới, nhiều địa phương triển khai vận động nhân dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải, trồng cây xanh nơi công cộng; xây dựng hầm khí biogas, xử lý chất thải chăn nuôi...

Nguồn: baobacgiang.com.vn, ngày 30/5/2016

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất