Thứ Bảy, 21/12/2024
Ký kết Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam
 
 Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân
ký Nghị quyết liên tịch.


Thay mặt Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã ký Nghị quyết nêu trên.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn báo cáo về quá trình chuẩn bị và những nội dung quan trọng của Nghị quyết liên lịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Theo đó, Nghị quyết cụ thể hóa Ðiều 27 và Ðiều 34 của Luật MTTQ Việt Nam đã được QH thông qua ngày 9/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Ðây là văn bản pháp luật, có giá trị pháp lý quan trọng, góp phần tiếp tục cụ thể hóa về cơ chế đối với hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Nghị quyết liên tịch là văn bản hướng dẫn quan trọng, bám sát giới hạn phạm vi luật quy định chi tiết về hình thức giám sát, phản biện xã hội, đồng thời thực hiện yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải có quy định cụ thể, chi tiết việc thực hiện các hình thức giám sát, phản biện xã hội bảo đảm tính khả thi. Việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, trong đó có việc quy định chi tiết về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam ở Nghị quyết liên tịch này sẽ góp phần tháo gỡ về cơ chế, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới.

Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ tiếp tục quan tâm phối hợp Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam triển khai thực hiện phần trách nhiệm của mình được quy định trong Nghị quyết liên tịch để Luật MTTQ Việt Nam nói chung, Nghị quyết liên tịch nói riêng sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm phối hợp trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, để hoạt động này thật sự trở thành một kênh quan trọng trong tham gia xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, sáng tạo của nhân dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: nhandan.com.vn, ngày 16/6/2017

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất