Ngày 1/7, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
của tỉnh Ninh Bình tổ chức tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 30 của Bộ Chính
trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đồng
chí Trần Thị Bích Thủy, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó trưởng Ban chỉ
đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương đã về dự. Đồng chí Nguyễn Tiến Thành,
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh chủ trì hội nghị.
Báo
cáo tổng kết thực hiện Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng
và thực hiện QCDC ở cơ sở cho thấy: Thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban
ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt, học tập Chỉ thị, gắn với việc thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Kết
quả, 100% các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc những nội dung công
khai để nhân dân biết, dân bàn và quyết định, đồng thời tham gia đóng góp ý
kiến để cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Việc
thực hiện QCDC trong xây dựng nông thôn mới và xây dựng đô thị văn minh đạt kết
quả rõ nét. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công
dân có nhiều chuyển biến.
8/8
huyện, thành phố và 145/145 xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện cơ chế
“một cửa” đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả, thuận lợi cho nhân dân.
Việc
triển khai thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan, đơn vị sự nghiệp từng
bước đi vào nề nếp gắn với việc triển khai có hiệu quả chương trình cải cách
thủ tục hành chính, phòng chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị.
Đối
với các loại hình doanh nghiệp, việc thực hiện QCDC đã tác động tích cực đến
các mặt hoạt động trong các doanh nghiệp.
Phát
biểu tại hội nghị, đồng chí Trưởng BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh nhấn
mạnh trong thời gian tới các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục triển khai quán triệt sâu sắc Chỉ thị 30
của Bộ Chính trị, các văn bản của Trung ương, của tỉnh về thực hiện QCDC ở các
loại hình cơ sở. Xác định việc xây dựng và thực hiện QCDC là nhiệm vụ quan
trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Gắn
việc thực hiện QCDC ở cơ sở với thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm
kỳ 2015-2020; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI) của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03
của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết số 25 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) “Về tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
Phát
huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, giám sát
việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực
hiện cải cách hành chính và đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí.
Nâng
cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở các loại hình
cơ sở, gắn với xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch,
vững mạnh…
Nguồn:
baoninhbinh.org.vn/ Mỹ Hạnh-Thế Minh, ngày 1/7/2015