Từ đó, làm chuyển biến phong cách và lề lối làm việc của
cán bộ, công chức, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân, khơi dậy tiềm năng
của nhân dân, giúp cho bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc, sản
xuất ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao...
Công tác chỉ đạo được quan tâm
Sau khi có Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ
Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,
tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng để tổ chức
thực hiện Quy chế dân chủ ở từng loại hình cơ sở. Đồng thời thành lập
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh do đồng chí Phó Bí
thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ,
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm Phó Ban Thường trực và thành viên là lãnh
đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ
đạo đã nghiêm túc và chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công, tăng
cường đôn đốc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân
chủ tại các địa phương, đơn vị được phân công theo dõi; đồng thời chỉ
đạo triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, gắn với công tác
chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
Ban Chỉ đạo các cấp, cơ quan, đơn vị xây
dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo
phương châm rõ người, rõ việc, phù hợp với nhiệm vụ đang công tác để
nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động.
|
Đồng chí Nguyễn Quang Điệp thăm và động viên các đội thanh niên tình
nguyện giúp dân khắc phục hậu quả đợt mưa lụt lịch sử cuối tháng 7-2015
tại thôn Khe Sím, xã Dương Huy, TP Cẩm Phả. Ảnh: PV |
Phát huy dân chủ ở cơ sở
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng,
chính quyền của tỉnh Quảng Ninh rất coi trọng và tích cực xây dựng, thực
hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. 100% xã, phường, thị trấn
trên địa bàn đều thực hiện nghiêm túc những nội dung công khai để dân
biết, dân bàn và quyết định. Đồng thời, chủ động tổ chức triển khai thực
hiện tốt các nội dung về Quy chế dân chủ. Hiện nay 100% thôn, bản, khu
phố trong tỉnh đã có hương ước, quy ước và được UBND cấp huyện phê
duyệt. Qua đó hạn chế các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, xây dựng
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, góp phần giữ vững
an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở từng địa phương. Bên cạnh đó, vai trò
giám sát của nhân dân được phát huy, 186/186 xã, phường, thị trấn trên
địa bàn tỉnh đã thành lập ban thanh tra nhân dân (TTND) với 1.640 thành
viên và ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) với 1.508 thành
viên. Từ năm 2008 đến nay, Ban TTND đã tiến hành giám sát 1.721 cuộc;
Ban GSĐTCCĐ đã tiến hành giám sát được 4.984 cuộc, nội dung giám sát chủ
yếu tập trung vào những vấn đề bức xúc ở địa phương như: Đền bù, giải
phóng mặt bằng và tái định cư; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường... Qua
thanh tra, giám sát đã phát hiện sai phạm và kịp thời kiến nghị với các
cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
Việc thực hiện quy chế dân chủ có chuyển
biến rõ nét, nhất là trong việc bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ từ thôn, khu
đến lãnh đạo HĐND và UBND xã, phường, thị trấn. Trong các năm 2009, 2011
và 2014, Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp với UBND cùng cấp chỉ đạo, hướng
dẫn và chủ trì việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó
chủ tịch HĐND và UBND cấp xã, mỗi đợt đã tổ chức 1.573 hội nghị ở khu
dân cư, 186 hội nghị cấp cơ sở, 45 hội nghị cấp tỉnh và huyện, mỗi hội
nghị có trên 70 đại biểu cử tri tham dự và có trên dưới 10 ý kiến tham
gia đóng góp.
Cùng với việc thực hiện tốt Quy chế dân
chủ ở xã, phường, thị trấn, Quảng Ninh cũng chú trọng xây dựng và thực
hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp. Hằng năm, các địa phương, cơ quan, đơn vị đều tiến hành rà soát,
bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định cho phù hợp với các văn bản quy
định của pháp luật và tình hình thực tế của đơn vị. Cùng với đó, việc
thực hiện cải cách hành chính (CCHC) được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung
chỉ đạo, triển khai kịp thời, toàn diện trên tất cả các mặt công tác cải
cách hành chính, tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm là cải cách thể
chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
và tăng cường chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính, cùng các đơn vị
sự nghiệp dịch vụ công cung cấp. Trong giai đoạn 2010-2015, Quảng Ninh
đã chủ động rà soát, đơn giản hóa TTHC, thực hiện công khai, minh bạch,
đầy đủ, đặc biệt là TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Hiện
nay, 14/14 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Trung tâm hành chính
công và đi vào hoạt động; tổng số TTHC cấp tỉnh là 1.026 (giảm 95 TTHC
so với năm 2010), cấp huyện 183 (giảm 46 TTHC so với năm 2010), cấp xã
75 (giảm 55 TTHC so với năm 2010)… Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên
tổ chức thi tuyển lãnh đạo cấp sở, đảm bảo thực hiện nguyên tắc dân
chủ, công khai, minh bạch, công bằng trong việc bổ nhiệm cán bộ, đồng
thời phát hiện và lựa chọn được những người giỏi, có đủ phẩm chất, trình
độ, năng lực, đáp ứng chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có nhiều biện pháp tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo, nhiều vụ việc phức tạp được xem xét, giải quyết
kịp thời, đúng pháp luật. Lãnh đạo tỉnh cùng với lãnh đạo các địa
phương, sở, ngành liên quan đã thường xuyên tổ chức và đối thoại với
nhân dân ngay tại cơ sở, đặc biệt là đối với những vụ việc khiếu kiện
kéo dài, tập trung đông người.
Đảm bảo Quy chế dân chủ ở các loại hình doanh nghiệp
Trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 10.000
doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, trong đó có khoảng 5.300 doanh
nghiệp được thống kê và rà soát hằng năm. Hầu hết các doanh nghiệp đã
xây dựng và ban hành các quy chế, quy định như: Quy chế dân chủ, quy chế
trả lương, quy chế thi đua - khen thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ, nội
quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; nội quy lao động, thỏa ước
lao động tập thể đều có sự tham gia ý kiến hoặc có kết quả thương lượng
với tổ chức công đoàn công khai trong đại hội cán bộ, công nhân, viên
chức và gửi tới đơn vị để phổ biến tới người lao động (NLĐ). Việc tổ
chức hội nghị NLĐ tại các doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực,
qua đó đã giải quyết kịp thời những vướng mắc bất cập trong lãnh đạo,
điều hành và những kiến nghị của NLĐ. Năm 2005 mới có 33/97 (34%) doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp, đơn vị có công đoàn cơ sở
(CĐCS) tổ chức hội nghị NLĐ, năm 2010 có 227/327 (69,4%), công ty cổ
phần, công ty TNHH tổ chức hội nghị NLĐ, năm 2014 có 559/654 (85,9%)
doanh nghiệp có tổ chức CĐCS tổ chức hội nghị NLĐ. Hiện tại, các doanh
nghiệp đang sử dụng từ 10 đến 50 loại quy chế, quy định, nội quy và thỏa
ước lao động tập thể (TƯLĐTT); nhiều doanh nghiệp quan tâm tổ chức đối
thoại giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ định kỳ tháng, quý,
hằng năm khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến công nhân, viên
chức, lao động.
Có thể thấy, thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở ở các loại hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là việc triển
khai, thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội đã thực sự tác động hiệu quả tới đời sống chính trị của các giai
tầng trong xã hội. Thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã huy
động tối đa mọi nguồn lực và phát huy sức sáng tạo từ người lao động và
nhân dân; hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước và công tác quản lý của chính quyền các
cấp
Nguyễn Quang Điệp
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
Nguồn: baoquangninh.com.vn, ngày 15/10/2015