Theo Tổng cục Hải quan quy chế quy
định thực hiện dân chủ trong hoạt động của ngành Hải quan gồm: Dân chủ
trong nội bộ cơ quan, đơn vị thuộc ngành Hải quan và dân chủ trong quan
hệ và giải quyết công việc với cá nhân, tổ chức.
Việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của
ngành Hải quan nhằm phát huy quyền làm chủ, động viên sức mạnh của
CBCC, viên chức Hải quan và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị; Góp phần xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức Hải quan thực sự
là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức,
lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm việc có năng
suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa
ngành Hải quan.
Đặc biệt, quy chế dân chủ nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách
dịch, phiền hà, sách nhiễu.
Yêu cầu của thực hiện dân chủ trong hoạt
động của ngành Hải quan phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của
tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ;
phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của các tổ chức
đoàn thể quần chúng trong cơ quan đơn vị.
Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và
pháp luật, kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của CBCC, viên chức Hải quan và
quyền làm chủ của nhân dân cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị.
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của ngành Hải quan được ban hành kèm theo Quyết định 2548/QĐ-TCHQ, có
hiệu lực từ ngày 1-9 và thay thế Quyết định 618/QĐ-TCHQ ban hành từ năm
1998.