Thứ Sáu, 22/11/2024
Lạng Sơn: Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường

 Để cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hàng năm đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ nòng cốt làm chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn, qua đó từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về vệ sinh của người dân nông thôn.

Tỉnh Lạng Sơn với địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều tập quán mang đậm chất dân tộc, do vậy, công tác truyền thông nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn là vấn đề gặp nhiều khó khăn. Để tiếp tục triển khai chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn có hiệu quả, cũng như góp phần đảm bảo tính bền vững, năm 2019, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao năng lực, đặc biệt, là công tác truyền thông cho gần 300 cán bộ phụ trách chương trình các cấp từ tỉnh đến cơ sở thuộc các địa bàn được lựa chọn triển khai chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”. Bà Lê Thị Thủy, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đồng Tân, Hữu Lũng, Lạng Sơn cho biết: xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng là xã có tập quán canh tác và thâm canh, thâm cư, phong tục mang nặng tính chất dân tộc. Vấn đề vệ sinh còn thấp so với chỉ tiêu. Được tham gia tập huấn là cơ hội giúp xã Đồng Tân đạt mục tiêu cải thiện tình trạng vệ sinh vào cuối năm 2019. 


 Đoàn viên thanh niên giúp nhân dân xây nhà tiêu cải tiến

Năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức tập huấn cho 29 cán bộ gồm 10 cán bộ chuyên trách công tác vệ sinh môi trường tuyến huyện, 16 cán bộ thuộc 08 Trạm Y tế xã thực hiện Vệ sinh toàn xã năm 2020 và 3 cán bộ thuộc Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học – Bệnh nghề nghiệp. Qua đợt tập huấn này  sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chương trình chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới. Đặc biệt là cải thiện tình trạng vệ sinh kém, phóng uế bừa bãi là nguyên dân dẫn đến bệnh tật, suy dinh dưỡng, thấp còi và kém phát triển mang lại lợi ích cho đất nước, vì một xã hội bình đẳng, công bằng và an toàn bền vững.

Mặc dù hiện trạng về vệ sinh và cấp nước nông thôn có nhiều hạn chế, các chỉ tiêu đều đạt thấp so với mặt bằng chung toàn quốc, song tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông, đặc biệt cho đội ngũ cán bộ nòng cốt để đội ngũ này tiếp tục tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi tới mọi người dân trên địa bàn.

Từ những hoạt động tích cực đó, Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn đã đạt được một số kết quả đáng kể, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện sống, nâng cao sức khỏe của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các chỉ tiêu về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Nếu như năm 2012, tỉnh Lạng Sơn chỉ có trên 23% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thì sau khi triển khai chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn, tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh được tăng lên rõ rệt. Được thực hiện từ năm 2017, qua 3 năm triển khai, chương trình đã triển khai thực hiện vệ sinh toàn xã (VSTX) tại 20 xã, trong đó có 12 xã đạt tiêu chí VSTX, 2 xã duy trì bền vững VSTX. Chương trình đã hỗ trợ xây mới 650 nhà tiêu hộ gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách; đầu tư xây dựng 25 công trình nước và vệ sinh trạm y tế xã.


 Nhờ nguồn vốn của Chương trình, bà con đã có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trong 3 năm triển khai thực hiện, đặc biệt là trong hoạt động nâng cao năng lực thực hiện chương trình cho đội ngũ cán bộ các cấp, Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức và kỹ năng của đội ngũ cán bộ phụ trách. Nhờ vậy, chương trình được hiện một cách hiệu quả và tỷ lệ hộ gia đình ở các xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được nâng lên.

Theo kế hoạch năm 2020, chương trình được thực hiện với tổng vốn đầu tư 104 tỷ đồng. Qua đó, phấn đấu triển khai thi công 14  công trình cấp nước nông thôn; xây dựng cải tạo 66 công trình cấp nước và nhà vệ sinh trường học; đưa 10 xã đạt vệ sinh toàn xã; xây dựng 33 công trình nước sạch và nhà vệ sinh trạm y tế xã; hỗ trợ xây dựng 1.000 nhà tiêu hợp vệ sinh gia đình. Mục tiêu năm 2020 có 8 xã thực hiện VSTX, bao gồm: Mông Ân, Tân Văn (Bình Gia); Hòa Lạc, Nhật Tiến (Hữu Lũng); Đề Thám, Đại Đồng (Tràng Định); Chiến Thắng (Bắc Sơn); Tân Thanh (Văn Lãng). 

Vì Thị Hoa

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác