Thứ Ba, 15/10/2024
Thực hiện quy chế dân chủ: Chìa khóa thành công của doanh nghiệp

 Công ty cổ phần Ống Thép Việt Đức là một trong những doanh nghiệp thực hiện tốt QCDC

 

Là cấp ủy cấp trên của các tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Đảng ủy Khối Các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên quán triệt, phổ biến các văn bản về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc; hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng trong khối lãnh đạo và phối hợp với chủ doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến các nội dung về thực hiện QCDC đến với người lao động.

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Các doanh nghiệp thường xuyên tìm hiểu, sâu sát cơ sở để nắm bắt tình hình, kịp thời xây dựng, triển khai các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở sao cho phù hợp với đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy cơ sở, chủ doanh nghiệp, đảng viên và CNLĐ về QCDC.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở, Đảng ủy Khối Các doanh nghiệp tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát cấp ủy việc thực hiện QCDC tại các doanh nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, Đảng ủy khối đã triển khai 5 cuộc kiểm tra, giám sát với 14 tổ chức đảng, 2 đảng viên về nội dung này.

Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những hạn chế, thiết sót trong lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện QCDC theo những nội dung yêu cầu của cấp trên.

Từ đó, việc triển khai và thực hiện QCDC tại các doanh nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện đúng các nội dung người sử dụng lao động phải công khai về nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tình hình thực hiện các chế độ, chính sách với người lao động; tổ chức hội nghị người lao động; ký thỏa ước lao động tập thể; trích lập và sử dụng quỹ…

Thông qua việc thực hiện QCDC, người lao động được tham gia ý kiến trong xây dựng nội dung, quy chế của công ty; tham gia các giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD; xây dựng, bổ sung thỏa ước lao động tập thể…

Một trong những doanh nghiệp điển hình thực hiện tốt QCDC tại cơ sở là Công ty cổ phần Ống thép Việt Đức. Nhiều năm qua, việc thực hiện QCDC luôn được công ty gắn với các nhiệm vụ chính trị trọng tâm về sản xuất kinh doanh cũng như tất cả các hoạt động khác.

Hằng năm, công ty đều tổ chức hội nghị người lao động lắng nghe ý kiến đóng góp của NLĐ về thực hiện phương hướng phát triển SXKD, giải pháp nâng cao chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm; thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật CB, CNLĐ; tổ chức thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Tổ chức công đoàn – đại diện cho người lao động của công ty được tham gia các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và tham gia tổ chức chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra công nhân.

Hiện nay 100% doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đều tổ chức hội nghị người lao động; 86% doanh nghiệp FDI có tổ chức công đoàn triển khai hội nghị người lao động; 86,4% đơn vị khối doanh nghiệp tổ chức đối thoại với NLĐ. Nhiều doanh nghiệp tổ chức đối thoại trực tiếp với NLĐ định kỳ hằng tháng, hằng quý để lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp giải đáp thắc mắc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của NLĐ về chế độ chính sách, nội quy, quy chế…

Điều đó cho thấy, QCDC đã và đang từng bước được phát huy và mở rộng trong doanh nghiệp; người lao động có quyền bình đẳng, được doanh nghiệp lắng nghe, tôn trọng, mối quan hệ lao động giữa CNLĐ và chủ doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn, đồng thuận và có tiếng nói chung.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở, Đảng ủy Khối Các doanh nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu trong việc xây dựng, chỉ đạo có hiệu quả chương trình, kế hoạch thực hiện QCDC, từ đó nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm của doanh nghiệp, đảng viên, CNLĐ trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.

PLà cấp ủy cấp trên của các tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Đảng ủy Khối Các doanh nghiệp tỉnh thường xuyên quán triệt, phổ biến các văn bản về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc; hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng trong khối lãnh đạo và phối hợp với chủ doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến các nội dung về thực hiện QCDC đến với người lao động.

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Các doanh nghiệp thường xuyên tìm hiểu, sâu sát cơ sở để nắm bắt tình hình, kịp thời xây dựng, triển khai các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở sao cho phù hợp với đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy cơ sở, chủ doanh nghiệp, đảng viên và CNLĐ về QCDC.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở, Đảng ủy Khối Các doanh nghiệp tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát cấp ủy việc thực hiện QCDC tại các doanh nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, Đảng ủy khối đã triển khai 5 cuộc kiểm tra, giám sát với 14 tổ chức đảng, 2 đảng viên về nội dung này. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những hạn chế, thiết sót trong lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện QCDC theo những nội dung yêu cầu của cấp trên.

Từ đó, việc triển khai và thực hiện QCDC tại các doanh nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện đúng các nội dung người sử dụng lao động phải công khai về nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tình hình thực hiện các chế độ, chính sách với người lao động; tổ chức hội nghị người lao động; ký thỏa ước lao động tập thể; trích lập và sử dụng quỹ… Thông qua việc thực hiện QCDC, người lao động được tham gia ý kiến trong xây dựng nội dung, quy chế của công ty; tham gia các giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD; xây dựng, bổ sung thỏa ước lao động tập thể…

Một trong những doanh nghiệp điển hình thực hiện tốt QCDC tại cơ sở là Công ty cổ phần Ống thép Việt Đức. Nhiều năm qua, việc thực hiện QCDC luôn được công ty gắn với các nhiệm vụ chính trị trọng tâm về sản xuất kinh doanh cũng như tất cả các hoạt động khác. Hằng năm, công ty đều tổ chức hội nghị người lao động lắng nghe ý kiến đóng góp của NLĐ về thực hiện phương hướng phát triển SXKD, giải pháp nâng cao chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm; thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật CB, CNLĐ; tổ chức thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể. Tổ chức công đoàn – đại diện cho người lao động của công ty được tham gia các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và tham gia tổ chức chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra công nhân.

Hiện nay 100% doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đều tổ chức hội nghị người lao động; 86% doanh nghiệp FDI có tổ chức công đoàn triển khai hội nghị người lao động; 86,4% đơn vị khối doanh nghiệp tổ chức đối thoại với NLĐ. Nhiều doanh nghiệp tổ chức đối thoại trực tiếp với NLĐ định kỳ hằng tháng, hằng quý để lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp giải đáp thắc mắc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của NLĐ về chế độ chính sách, nội quy, quy chế…

Điều đó cho thấy, QCDC đã và đang từng bước được phát huy và mở rộng trong doanh nghiệp; người lao động có quyền bình đẳng, được doanh nghiệp lắng nghe, tôn trọng, mối quan hệ lao động giữa CNLĐ và chủ doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn, đồng thuận và có tiếng nói chung.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở, Đảng ủy Khối Các doanh nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu trong việc xây dựng, chỉ đạo có hiệu quả chương trình, kế hoạch thực hiện QCDC, từ đó nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm của doanh nghiệp, đảng viên, CNLĐ trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.

PV

Gửi cho bạn bè

Xem nhiều nhất