Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy Phú Yên và Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh Phú Yên được ký kết từ tháng
5/2014. Hai năm qua, việc triển khai chương trình đã mang lại kết
quả tốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là hoạt
động tín dụng ngân hàng đã và đang được thực hiện hiệu quả.
|
Đại diện BIDV Phú Yên ký hợp đồng cho ngư dân vay vốn đóng tàu theo
Nghị định 67 của Chính phủ - Ảnh: V.AN |
TỪ VIỆC TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Thời
gian qua, việc triển khaichương trình phối hợp giữa NHNN và Ban Dân vận
Tỉnh ủy đã mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, vận động
trong nhân dân hiểu biết về một số chính sách tiền tệ. Đặc biệt, hoạt
động tín dụng ngân hàng đã và đang được triển khai hiệu quả.
Giám đốc NHNN chi nhánh Phú Yên Nguyễn Văn Hàn
|
Trong công tác phối hợp, lãnh đạo hai cơ
quan đã tổ chức quán triệt, triển khai chương trình phối hợp của Trung
ương, của tỉnh đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạo, hướng
dẫn Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy tổ chức thực hiện chương trình
phối hợp phù hợp với tình hình của từng địa phương. Trên cơ sở đó, Ban
Dân vận cấp ủy phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên
truyền, phổ biến đến đoàn viên, hội viên và nhân dân về mục đích, nội
dung chương trình phối hợp giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và NHNN chi nhánh
tỉnh. Việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các quy định của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ,
ngân hàng đến người dân liên tục được thực hiện. Trong công tác tham
mưu, hai bên đã phối hợp tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ
đạo triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
NHNN Việt Nam về tín dụng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức quản lý, điều hành
hoạt động tín dụng trên phạm vi toàn tỉnh. Việc mở rộng tín dụng và tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận vay vốn ngân hàng, nhất là
các lĩnh vực ưu tiên (như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa...) với mức lãi suất cho vay giảm dần luôn được người
dân quan tâm. Hai năm qua, nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp
vụ công tác dân vận và thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở trong hệ thống
ngân hàng được tổ chức, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong
cách phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn
ngành. “Nhờ được tuyên truyền, giải thích cặn kẽ về các chính sách của
Đảng, Nhà nước cũng như mức lãi suất về việc cho người dân vay vốn để
phát triển sản xuất, chăn nuôi, tôi đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng để mua
bò sinh sản”, ông Nguyễn Văn Bê, nông dân xã Hòa Thành (huyện Đông
Hòa), cho hay.
ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Trong chương trình phối hợp, hai cơ quan
rất chú trọng công tác kiểm tra giám sát. Nhất là kiểm tra quá trình tổ
chức thực hiện hoạt động của các tổ vay vốn và hộ vay vốn theo định kỳ
hoặc đột xuất, đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, đem lại hiệu quả
tích cực; xử lý kịp thời các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng
dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách
quan.
Ngoài việc hai ngành phối hợp thực hiện
các quy định của pháp luật về tỉ giá mua bán ngoại tệ, niêm yết tỉ giá,
quản lý ngoại hối, các chính sách đồng bộ về giảm lãi suất tiền gửi còn
là việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay. Việc huy động vốn trong
dân tiếp tục được đẩy mạnh đã khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi để đảm
bảo nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Qua
công tác này, việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong đấu tranh,
phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật được tăng cường, nhất
là việc phát hiện ngăn ngừa hàng chục vụ vi phạm pháp luật như phá hoại
thẻ ATM cùng các loại tội phạm khác. Việc thực hiện các nội dung phối
hợp sát thực tiễn và triển khai nghiêm túc đã nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới. Thông qua hoạt động giám sát, các cấp hội, đoàn thể tập hợp
được đông đảo đoàn viên, hội viên vào tổ chức, đầu tư nguồn vốn ưu đãi
đến các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, kịp thời hỗ trợ các đoàn
viên, hội viên gặp khó khăn tổ chức sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm
nghèo, đặc biệt là những hộ ở vùng sâu, vùng xa, hộ đồng bào dân tộc
thiểu số.
Mặt khác, việc tăng cường công tác kiểm
tra giám sát còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thông tin, nắm
bắt tình hình, tư tưởng, nguyện vọng, những kiến nghị, đề xuất của
doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân về chính sách tiền tệ, tín dụng. Qua
đó, ngành kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cũng như có những
giải pháp phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, khuyến khích nhân dân thực hiện đầy đủ, đúng đắn chính
sách tiền tệ, tín dụng.
Nguồn: baophuyen.com.vn, ngày 21/5/2016