Thứ Hai, 23/12/2024
Nghệ An: Đẩy mạnh thực hiện chính sách với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu sổ

 Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín được bầu chọn bao gồm nhiều thành phần: Già làng, trưởng thôn, bản, bí thư chi bộ thôn, bản, trưởng dòng họ, cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, người sản xuất giỏi... Đó thường là những người tiên phong trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như phát triển KT-XH. Vì vậy, về kinh tế, họ thường vững vàng hơn so với các hộ khác; về xã hội, họ được bà con trong dòng tộc cũng như trong thôn, bản kính nể, tôn trọng.

Theo đó, hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã hướng dẫn các địa phương tổ chức rà soát, bổ sung người có uy tín trình UBND tỉnh phê duyệt công nhận. UBND các huyện giao cho phòng Dân tộc hoặc cơ quan thực hiện công tác dân tộc tham mưu tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn huyện. UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã hướng dẫn địa phương thực hiện phát huy vai trò người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, kiểm tra, giám sát, thu thập ý kiến kiến nghị của người có uy tín. Từ đó, các chính sách được thực hiện tốt hơn, phát huy tối đa vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.

Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm và tranh thủ người có uy tín, cung cấp thông tin, hướng dẫn và đề xuất một số nhiệm vụ cho họ nhằm tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, các phong trào thi đua, cuộc vận động của địa phương. Kết quả đã làm chuyển biến nhận thức của đồng bào DTTS trong sản xuất, kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực tham gia đảm bảo ANTT tại địa phương.

Nhiều năm qua, cấp uỷ, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho người có uy tín tham gia vào các hoạt động của địa phương, ban giám sát các chương trình, dự án; qua đó, đã thể hiện vai trò gương mẫu, tiên phong trong việc vận động quần chúng nhân dân tham gia phát triển KT-XH, đảm bảo ANTT tại các thôn, bản.

Trong giai đoạn 2011 - 2017, việc triển khai thực hiện có hiệu quả công tác vận động người có uy tín đã tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tổ chức tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi; bộ mặt nông thôn vùng miền núi đã có sự thay đổi tích cực, ngày càng khang trang hơn; kinh tế từng bước tăng trưởng khá; tỉ lệ hộ nghèo giảm; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được tôn trọng, sự đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh. Người có uy tín tích cực tham gia vào hệ thống chính trị ở cơ sở và các tổ hòa giải ở địa phương.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh Nghệ An đã quan tâm chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó cán bộ, công chức thuộc các ngành Dân vận, Dân tộc, Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Biên phòng và các đoàn thể, các cơ quan được giao làm công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc ở các cấp giữ vai trò nòng cốt.

Với đặc điểm của một tỉnh đất rộng, người đông, có nhiều DTTS cùng sinh sống, điều kiện phát triển KT-XH còn gặp nhiều khó khăn nhưng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách dân tộc đều đến với đại đa số nhân dân; đời sống dân sinh được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo… Đạt được những thành tích trong thời gian qua, phải kể đến sự đóng góp tích cực của những người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS.

Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH, nhiều người có uy tín trong đồng bào DTTS là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.

Người có uy tín là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; nhiều người có uy tín đã áp dụng thành công mô hình kinh tế trang trại, không những giúp gia đình thoát nghèo, làm giàu chính đáng mà còn có tác động lan tỏa đến các hộ xung quanh; đồng thời hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu với các mô hình kinh tế như: Trang trại trồng cam, trồng keo lai, mô hình trồng gừng, khoai dong riềng, dứa, cánh kiến, mận tam hoa, nuôi bò lai sin, gà đen, nhím, nuôi cá, ba ba và các hợp tác xã đan lát, dệt thổ cẩm... 

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, hoa màu, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở; đồng thời là những người gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Các chính sách đối với người có uy tín đối với đồng bào DTTS đã góp phần quan trọng để phát huy vai trò của họ đối với công tác phát triển KT-XH, đảm bảo ANTT trên địa bàn. Từ đó, nhân rộng thêm nhiều nhân tố, điển hình tiên tiến trong các phong trào sản xuất, kinh doanh tại Nghệ An./.

Nguồn: congannghean.vn,ngày 27/6/2018

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi