Ban
Dân vận Huyện uỷ chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn
thể cơ sở tuyên truyền rộng khắp và phát động phong trào thi đua “Dân
vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, vệ sinh môi
trường, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá, gia đình văn hoá, cải cách thủ tục hành
chính và tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Phong trào thi đua “Dân
vận khéo” đã động viên và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của
địa phương đều được thực hiện khá nghiêm túc. Trên lĩnh vực kinh tế, các
cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân tập trung tuyên truyền
vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đưa các giống cây trồng chất lượng cao vào sản xuất như: giống lúa lai,
ngô lai vào sản xuất đại trà cho năng suất cao; phát triển mô hình VAC
và kinh doanh dịch vụ tiếp tục phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn từng bước được thực hiện. Việc chuyển giao khoa
học kỹ thuật, ứng dụng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư
được coi trọng. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ duy
trì phát triển, gần 5000 lao động được giải quyết việc làm mỗi năm, góp
phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện.
Lĩnh
vực văn hoá-xã hội, các xã/thị trấn thực hiện tốt chính sách an sinh xã
hội, giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc như: Ô nhiễm môi trường,
vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội.
Các Tổ dân vận ở khu dân cư vận động nhân dân xây dựng và thực hiện quy
ước, hương ước; xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá, tỷ lệ gia đình
văn hoá đạt 91,8%; thành lập các tổ liên gia; tổ chức các phong trào thể
thao, văn nghệ, duy trì các CLB cầu lông, CLB dưỡng sinh… nhằm nâng cao
đời sống tinh thần cho người dân, gắn kết tình làng nghĩa xóm.
Lĩnh
vực an ninh-quốc phòng, MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội các xã,
thị trấn hàng năm tổ chức tuyên truyền, kêu gọi nhân dân không đăng ký
sản xuất, tàng trữ, sử dụng đốt pháo nổ, không mắc các TNXH; duy trì các
tổ hoà giải để tập trung giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn ngay từ
cơ sở. Tại các khu dân cư thành lập các đội bảo vệ, lực lượng an ninh
duy trì trật tự thôn, xóm. Đối với những thanh niên trong độ tuổi nghĩa
vụ quân sự, các cấp uỷ, chính quyền luôn quan tâm gặp mặt, động viên
thanh niên lên đường nhập ngũ, bảo đảm đủ chỉ tiêu giao quân hàng năm.
Thực
hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các mô hình
dân vận khéo gắn với phong trào thi đua yêu nước được các cấp uỷ Đảng,
chính quyền, mặt trận và các đoàn thể tích cực triển khai, huy động các
nguồn lực to lớn của nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, giải quyết kịp thời những vấn đề bức
xúc, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đến nay toàn huyện có 8
xã được công nhận NTM, trong đó xã Tân Chi làm điểm cho tỉnh được công
nhận NTM năm 2014, 7 xã: Hoàn Sơn, Phật Tích, Cảnh Hưng, Liên Bão, Lạc
Vệ, Đại Đồng, Hiên Vân được công nhận năm 2015; còn lại 5 xã: Nội Duệ,
Phú Lâm, Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tri Phương chưa đạt.
Qua
thời gian triển khai xây dựng mô hình, toàn huyện có trên 40 mô hình
“Dân vận khéo” được đăng ký ở các xã/thị trấn, 8 mô hình ở các ngành,
đoàn thể, từ đó nhân ra diện rộng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo xây nhà đại đoàn kết, xây
dựng nếp sống văn hoá, đền ơn đáp nghĩa, quốc phòng an ninh… Uỷ ban
MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở phát huy mô hình “Dân
vận khéo” thiết thực, hiệu quả, điển hình như Hội CCB có mô hình dân vận
khéo gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu”, “CCB giúp
nhau nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo làm kinh tế giỏi”; Hội Nông
dân xây dựng điển hình dân vận khéo “Trồng một cây nuôi một con”, “Hộ
nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Tham gia xây dựng nông thôn mới”;
Hội Phụ nữ huyện có mô hình “Nuôi heo đất”, “Tiết kiệm chi tiêu giúp hộ
nghèo”, thành lập 68 tổ thu gom rác thải, thực hiện CVĐ 5 không 3 sạch;
Đoàn thanh niên với mô hình “Giúp trẻ đến trường, thắp sang ước mơ”;
Liên đoàn Lao động tỉnh có mô hình “Thực hiện quan hệ lao động hài hoà
trong doanh nghiệp để chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động”… Khối
dân vận các xã, thị trấn xây dựng mô hình vận động nhân dân đoàn kết xây
dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, phòng chống tội phạm và TNXH; vận
động nhân dân dồn điền đổi thửa chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây
trồng; các Tổ dân vận với mô hình dân vận khéo trong công tác giải
phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông nông thôn, giao đất dự án khu
công nghiệp; phong trào vận động nhân dân không đốt lò gạch thủ công; mô
hình “Bảo đảm ATGT đường thuỷ nội địa”…,
Trong
thời gian phát động phong trào, các cấp uỷ đảng, chính quyền đã nhận
thức vai trò, tác dụng lan toả trong cộng đồng dân cư của mô hình “Dân
vận khéo”. Các mô hình “Dân vận khéo” trong huyện đều hoạt động đạt hiệu
quả thiết thực, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong cách làm
việc của đội ngũ cán bộ theo hướng sát cơ sở hơn.