Chủ Nhật, 24/11/2024
Quy chế dân chủ ở cơ sở cần có thêm hướng dẫn

Theo Tổng LĐLĐVN, 6 tháng đầu năm, có 97,53% số cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ công chức; 96,40% số DN nhà nước và 30,1% số DN ngoài quốc doanh có tổ chức CĐ tổ chức hội nghị NLĐ. ngoài ra, có 7.503 DN tổ chức đối thoại định kỳ và đột xuất tại nơi làm việc. Tuy vậy, trên thực tế, con số này là rất khiêm tốn so với hàng chục nghìn DN đang hoạt động, bao gồm cả các DN chưa có tổ chức CĐ.

Vậy, đâu là vướng mắc trong việc thực hiện một chủ trương đã được luật hóa? Nhiều CBCĐ mới đây cho rằng, các DN, đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh chỉ coi trọng và “chạy” theo việc SXKD, do đó họ thường không quan tâm hoặc lờ đi những quy định của pháp luật. Mặt khác, mỗi DN lại có một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh riêng với những đặc thù riêng, vì thế quy trình tiến hành tổ chức hội nghị NLĐ hay việc xây dựng quy chế đối thoại tại DN cũng gặp những vướng mắc nhất định, do NLĐ phân tán hoặc chịu sự quản lý chồng chéo. Bên cạnh đó, theo ông Đoàn Mạnh Thắng - Trưởng ban Chính sách - KTXH, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên - các văn bản của Nhà nước mới chỉ dừng ở Nghị định 60 áp dụng cho các đơn vị khác nhau, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện để các cấp chính quyền chỉ đạo các chủ sử dụng LĐ thực hiện. Trong khi đó trên thực tế, các cấp CĐ chỉ giữ vai trò tham gia chứ không thể chỉ đạo các DN thực hiện.

Vì thế, rất cần có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 60 từ cấp Nhà nước, để từ đó, các cấp chính quyền cùng vào cuộc một cách tích cực. Có như vậy, chủ trương đúng đắn của Nhà nước mới đi vào đời sống.

Nguồn: laodong.com.vn/ Trương Hoàng, ngày 21/7/2015

Gửi cho bạn bè

Xem nhiều nhất