Thứ Tư, 27/11/2024
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân

Và, để đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh” thì “Dân chủ và công bằng, văn minh” chính là động lực để Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta quyết tâm thực hiện. Thật vậy, trong 30 năm đổi mới, quan điểm, tư tưởng và tinh thần dân chủ của Đảng, Nhà nước ta được vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có ý nghĩa to lớn trong phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, đặc biệt là đã phát huy thực sự quyền làm chủ của nhân dân. Thể hiện rõ nét trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ban hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều sửa đổi, bổ sung rất mới, quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân chính là cơ sở bảo đảm cho nhân dân các quyền cơ bản như: quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do sáng tạo, quyền đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Nhân dân có quyền thảo luận và giám sát các dự án về an sinh xã hội, về xóa đói, giảm nghèo, về hỗ trợ do thiên tai... Để tạo hành lang pháp lý cho phát huy dân chủ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Nhà nước đã ban hành các đạo luật, như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế... Nhờ đó, đã phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong sinh hoạt văn hóa tinh thần, trong hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ những thành quả của văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh. Các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) từng bước được hoàn thiện. Quy chế dân chủ cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp nhân dân, làm cho bầu không khí dân chủ ở cơ sở ngày càng khởi sắc, có sinh khí.
 
Trong giai đoạn cách mạng mới như hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có những thời cơ, thuận lợi to lớn, song cũng có không ít khó khăn, thách thức đang đặt ra yêu cầu phải phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo động lực thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước. Chính vì vậy, cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đó là:
 
Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Nhân dân trực tiếp quyết định các vấn đề, các công việc quan trọng của đất nước cũng như trực tiếp bầu ra các đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 phải được thực hiện nghiêm túc; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đảng và Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ và bảo đảm thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân.
 
Thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân… Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.
 
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hội nhập quốc tế, đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, chúng ta phải hết sức coi trọng phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bởi  đó chính là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nguồn: baolamdong.vn, ngày 11/5/2016

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất