Thứ Năm, 26/12/2024
Hòa Bình: Hội nghị triển khai hợp phần vệ sinh "Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh nông thôn"

Chủ trì Hội nghị Đồng chí Hoàng Thị Thủy là Phó giám đốc Sở Y tế, tham dự hội nghị có lãnh đạo các UBND huyện có triển khai chương trình, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường; phòng chuyên môn thuộc Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật tỉnh; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế 09 huyện trong tỉnh.


 Quang cảnh cuộc họp


Hội nghị đã được nghe Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn" dựa trên kết quả giai đoạn 2016-2020 của tỉnh; Kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường vệ sinh nông thôn tỉnh năm 2021.

Theo báo cáo kết quả thực hiện Giai đoạn 2016-2020 đến quý I năm 2021, toàn tỉnh có 214.568 Hộ gia đình (HGĐ) trong đó có 210.312 HGĐ có nhà tiêu (đạt 98%); 177.170 HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) chiếm 82,57%. Mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh phổ biến được các hộ gia đình lựa chọn gồm: Nơi đủ nước có nhà tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại; nơi thiếu nước và nhu cầu sử dụng phân có nhà tiêu 2 ngăn ủ phân tại chỗ và nhà tiêu chìm có ống thông hơi.

Từ kết quả đạt được trong năm 2018 và 2019 toàn tỉnh đã đạt được 24 xã có sự can thiệp của Chương trình và 08 đăng ký đạt không có sự can thiệp của Chương trình đạt Tiêu chí Xã "Vệ sinh an toàn".

Năm 2021, Chương trình sẽ được triển khai tại 28 xã thuộc 09 huyện trong tỉnh, với mục tiêu 100% hộ dân trong 28 xã “Vệ sinh toàn xã”: được tuyên truyền, vận động xây dựng và sử dụng nhà tiêu HVS; được cung cấp kiến thức về vệ sinh cá nhân rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng; 100% giáo viên và học sinh các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trong 28 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về sử dụng bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy cách; Các chủ cửa hàng, nhà sản xuất vật liệu xây dựng đồng ý trở thành cửa hàng tiện ích và cộng tác viên, thợ xây của họ trong 28 xã “Vệ sinh toàn xã” có can thiệp được đào tạo tập huấn về thị trường vệ sinh, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng bán hàng để xây dựng và phát triển thành hệ thống cửa hàng tiện ích. 100% cán bộ TYT xã, y tế thôn bản, phụ nữ thông của 28 xã “Vệ sinh toàn xã” có can thiệp tham gia thực hiện chương trình được đào tạo tập huấn về các mô hình thúc đẩy vệ sinh; truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh; thúc đẩy thị trường vệ sinh, kiểm tra, giám sát vệ sinh nhà tiêu HGĐ; nhà tiêu trường học và trạm y tế. Các lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp và những người có vai trò lãnh đạo trong cộng đồng như trưởng thôn, xóm tại địa phương được cung cấp thông tin về tầm quan trọng và các nội dung vệ sinh nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai chương trình còn gặp một số khó khăn như: thời gian triển khai chậm hơn so với tỉnh khác, thời gian triển khai các hoạt động ngắn, kinh phí thực hiện chương trình được phân bổ chậm, khó khăn trong việc lựa chọn các xã tham gia…

Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các đại biểu Đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó giám đốc Sở Y tế kết luận: Từ kết quả đạt được và những chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện tốt cần tăng cường các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh, thực hiện truyền thông lồng ghép tại các buổi họp thôn xóm, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp khó khăn trong vấn nhề nhà tiêu HVS, vận động các hội cùng tham gia hoạt động. Tăng cường sự phối hợp  và đồng nhất thực hiện chương trình giữa các sở, Ban, ngành; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đạt được các mục tiêu chương trình đề ra.

Thùy Dung

Gửi cho bạn bè

Các tin khác