Thứ Sáu, 29/11/2024
Hiệu quả công tác dân vận của chính quyền ở Phú Thọ
 
 Lực lượng vũ trang tỉnh cùng với nhân dân xã Thượng Cửu (huyện Thanh Sơn)
làm đường giao thông nông thôn.

Điển hình như UBND huyện Thanh Ba, thực hiện công tác dân vận gắn với tuyên truyền đền bù, giải phóng mặt bằng đã giảm kinh phí bồi thường để xây dựng các công trình hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước. Trước mỗi dự án, mỗi công trình triển khai, huyện đều thành lập Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ công tác, tổ dân vận, đại diện hộ dân tham gia dự án với mục tiêu là huy động cả hệ thống chính trị tham gia bàn bạc, thống nhất cách thức triển khai, phân công nhiệm vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dự án công cộng.

Ở những địa bàn khó khăn, vướng mắc, chính quyền, các tổ chức đoàn thể thường xuyên gặp gỡ, đối thoại để lắng nghe, đồng thời tuyên truyền để nhân dân hiểu và thực hiện. Chính vì vậy, từ năm 2012 đến nay, toàn huyện đã tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 100 dự án với diện tích đất thu hồi bàn giao cho chủ đầu tư gần 200ha, tổng kinh phí bồi thường gần 180 tỷ đồng. Nổi bật như dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án mở rộng giải phóng mặt bằng Nhà máy xi măng Sông Thao, xi măng đá vôi Phú Thọ đều hoàn thành đúng tiến độ, được chủ đầu tư và chính quyền các cấp đánh giá cao.

Đồng chí Nguyễn Thị Thảo Nam - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy chia sẻ: “Tại huyện Thanh Ba, công tác tuyên truyền, vận động để dân hiểu, dân tin đồng lòng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là việc làm rất quan trọng. Vì vậy, khi triển khai các dự án, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ; có phương pháp vận động tốt, giải quyết kịp thời các kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Khi đó công tác dân vận đã thành công”. 

Không chỉ vận động nhân dân tích cực tham gia các chương trình dự án phục vụ phát triển kinh kế xã hội ở địa phương, chính quyền các cấp còn tích cực nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Để giảm phiền hà cho người dân, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011-2015 và hàng năm. Đến nay, gần 1.700 thủ tục hành chính được rà soát, 302 thủ tục bị loại bỏ; 13/13 huyện, thành, thị và 277/277 UBND xã, phường, thị trấn duy trì thực hiện cơ chế một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. Các quy định về thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết, phí, lệ phí đều được niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Do làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai đồng bộ các nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính, tỉnh Phú Thọ được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính ở nhóm đạt kết quả tốt. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ nhóm đạt kết quả trung bình khá, đến năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh, thành đạt ở nhóm kết quả khá.

Nhiều mô hình “Dân vận khéo” của các cơ quan nhà nước như: Mô hình dân vận khéo giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện, tự giác thi hành án của huyện Thanh Thủy; mô hình “Giao tiếp ứng xử văn hóa với bệnh nhân trong khám, chữa bệnh” của ngành Y tế; mô hình “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” của lực lượng vũ trang tỉnh; mô hình tự quản về an ninh trật tự của ngành Công an… được phát huy…

Nguồn: baophutho.vn, ngày 26/4/2016

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất