Huyện
Cư M’gar có 189 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 73 buôn đồng bào
dân tộc thiểu số với 25 dân tộc anh em sinh sống. Thực hiện Công văn 258
của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thực hành tiết kiệm 1.000 đồng hỗ
trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, qua gần 5 năm triển khai, dù đời sống còn
nhiều khó khăn nhưng với tinh thần tương thân, tương ái, huyện đã vận
động cán bộ, đảng viên và nhân dân ủng hộ được gần 6 tỷ đồng giúp xây
mới 130 căn, sửa 6 căn nhà cho hộ nghèo các dân tộc trên địa bàn.
|
Hệ thống thủy lợi được tỉnh đầu tư phục vụ nhu cầu tưới tiêu, phát triển sản xuất của đồng bào. |
Cùng
với chính sách đào tạo cán bộ người dân tộc, từ năm 2011 đến nay, bằng
nguồn vốn của Chương trình 135, huyện M’Đrăk đã đầu tư xây dựng 59 hạng
mục công trình cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên
24,4 tỷ đồng; dành gần 6 tỷ đồng hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để
đồng bào phát triển sản xuất.
Bên
cạnh đó, huyện cũng đã hoàn thành việc cấp đất ở cho 185 hộ, cấp đất
sản xuất cho 664 hộ và cấp nước sinh hoạt cho 1.356 hộ…, góp phần giảm
tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện M’Đrăk từ
49,24% đầu năm 2011, xuống còn trên 20% vào năm 2015.
Thực
hiện chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk đã có nhiều sáng tạo, nhiều cách làm mới trong thực hiện chính
sách dân tộc, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giữ vững khối
đại đoàn kết, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.
Đến
nay, tỉnh đã sắp xếp định canh, định cư cho trên 52,2 nghìn hộ gia
đình; công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả quan trọng. Nếu
như năm 2011, số hộ nghèo đói là trên 94,4 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 25,5%
thì đến hết năm 2015 giảm xuống còn 26,1 nghìn hộ, chiếm 19,65%.
Riêng
trong giai đoạn 2010-2015, Đắk Lắk đã đầu tư xây dựng 640 công trình hạ
tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên
2,4 triệu lượt người nghèo, cận nghèo; cử tuyển cho trên 2 nghìn học
sinh người dân tộc thiểu số đi học các trường cao đẳng, đại học.
1.263
cơ quan cấp tỉnh, huyện và cơ quan Trung ương trên địa bàn đã kết nghĩa
với 604 buôn, 545 thôn người Kinh kết nghĩa với 313 buôn đồng bào;
1.899 các tổ chức đoàn thể, Mặt trận kết nghĩa với 996 buôn; 5.568 hộ
gia đình người Kinh kết nghĩa với 5.568 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Để
tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách đại đoàn kết dân tộc, trong thời
gian tới, tỉnh Đắk Lắk xác định nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức
đảng, chính quyền, đoàn thể đến từng buôn, thôn, đặc biệt là vùng biên
giới; tăng cường cán bộ xuống cơ sở, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa
còn nhiều khó khăn để giúp địa phương xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở.
Bên
cạnh đó, đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa; đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng
bào dân tộc thiểu số nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, các dân
tộc. Tiếp tục đẩy mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng, như: Giao thông, thủy
lợi, điện lưới, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, trường học, trạm y
tế… nhằm tạo cơ sở vật chất để đồng bào các dân tộc phát huy nội lực,
khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng. Đồng thời, phát triển toàn diện
văn hóa dân tộc thiểu số; hỗ trợ, khuyến khích giữ gìn, bảo tồn, tôn
vinh và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín
ngưỡng tốt đẹp. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa gắn với gìn giữ, bảo
tồn di tích lịch sử ở từng vùng, địa phương; sử dụng có hiệu quả nhà
sinh hoạt cộng đồng.
Công
tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu
số ở các cấp, nhất là cấp cơ sở sẽ tiếp tục được Đắk Lắk quan tâm đầu
tư, coi đây là nhân tố quyết định thắng lợi trong giải quyết vấn đề dân
tộc ở địa phương, cơ sở, cùng với việc phát huy vai trò của già làng,
trưởng bản và những người có uy tín trong các dân tộc nhằm thuyết phục
đồng bào chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
Tỉnh
cũng xác định kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh –
quốc phòng, đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc và hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để
phá hoại khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, gây mất ổn định xã hội./.
Nguồn: dangcongsan.vn, ngày 29/4/2016