Thứ Tư, 24/4/2024
Lâm Đồng: Tập trung thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới

 Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo đánh giá do đồng chí Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên Ban thường vụ - Trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy, đọc tại hội nghị: Xác định là địa bàn vùng Tây Nguyên có đông đồng bào dân tộc thiểu số, ngay sau khi có Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành hai Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 về công tác này. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Tỉnh ủy chỉ đạo sâu sát cho cấp ủy, chính quyền và các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp, với mục tiêu cao nhất là cải thiện đời sống nhân dân, đổi mới diện mạo vùng dân tộc.
Trong giai đoạn 2001 – 2005 toàn tỉnh có 49 xã, 64 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số chiếm hơn 55%; điều kiện kinh tế, hạ tầng và chất lượng an sinh xã hội còn thấp, tuy nhiên sau 15 thực hiện công tác dân tộc, đến nay bức tranh tổng thể chùn của vùng dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có sự chuyển biến rõ rệt. Thông qua chương trình 135, 134, chương trình 168… Lâm Đồng đã đầu tư trên 1.200 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp 1.237 công trình hạ tầng cơ bản, xây dựng 15.000 căn nhà ở mới cho hộ nghèo, giải quyết cho 4.100 hộ dân tộc thiếu đất sản xuất,  xây dựng, bố trí vùng định canh định cư, đặc biệt nguồn vốn hỗ trợ đã tạo điều kiện rất lớn cho bà con có điều kiện phát triển, đổi mới tư duy sản xuất. Các chương trình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ được nâng cao, tạo thuận lợi cho sự phát triển vùng dân tộc. Qua 15 thực hiện công tác dân tộc, điểm nổi bật đến nay 100% số xã trong vùng mạng lưới giao thông được xây dựng, 100% số xã có điện lưới quốc gia, các tiêu chí về giáo dục, y tế, văn hóa được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc giảm còn 12%.  Công tác củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được quan tâm, tỷ lệ đội ngũ cán bộ vùng dân tộc sử dụng vào cơ quan đảng, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan nhà nước đảm bảo cả về chất và số lượng quy hoạch. 

Cũng theo nội dung đánh giá, qua 15 thực hiện Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng về công tác dân tộc, có được kết quả lớn như vậy là nhờ cấp ủy, chính quyền các cấp ở Lâm Đồng đã linh động, sáng tạo vào cuộc đồng bộ; các chủ trương của Đảng, chính sách  pháp luật của Nhà nước được cụ thể hóa bằng thực tiễn, nhất là nguồn vốn được sử dụng đúng người, đúng mục đích, phù hợp với đặc thù từng vùng, từng địa phương, đây chính là đòn bẩy để phát triển. Tuy nhiên, cùng với thành tựu đạt được, việc thực hiện nghị quyết này vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững; phương thức sản xuất trong vùng dân tộc còn thấp, tiềm năng, thế mạnh của địa phương chưa được phát huy; thu nhập bình quân đầu người chưa cao; vẫn còn tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm rẫy, việc quản lý các công trình, dự án đầu tư vùng dân tộc, công tác đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán chưa thực sự hiệu quả….
Tham luận tại hội nghị các địa biểu cho rằng để tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới, cùng với tập trung nguồn lực đầu tư thì vấn đề xây dựng và đảm bảo an sinh theo tính bền vững tiêu chí là cần thiết; cần cụ thể hóa các chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc hiệu quả hơn; cần quan tâm đổi mới phương thức sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người dân; bên cạnh đó cần quan tâm đến chất lượng công tác cán bộ, văn hóa, y tế, giáo dục và xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số … 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng, khẳng định bức tranh tổng thể sau 15 thực hiện công tác dân tộc của tỉnh, đặc biệt là sau ngày giải phóng đến nay Lâm Đồng hết sức quan tâm đến công tác này, tuy nhiên những thành tựu đó vẫn rất cần sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị. So với vùng Tây Nguyên, đến nay Lâm Đồng có nhiều chuyển biến lớn về công tác dân tộc, thế nhưng quá trình triển khai vẫn bộc lộc nhiều hạn chế, đó là tiêu chí giảm nghèo chưa thực sự bền vững, vẫn còn tình trạng phá rừng liên quan đến việc du canh, du cư, tuy vấn đề này phải nhìn lại công tác quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị liên quan. Riêng vấn đề giải quyết việc thiếu đất sản xuất cho người dân hiện nay vẫn là bài toán chưa có lời giải dứt điểm; việc đầu tư nguồn lợi cho vùng dân tộc như đường, trường học, y tế… chưa đồng bộ; công tác đào tạo cán bộ dù được quan tâm nhưng việc bố trí còn lúng túng… Để tháo gỡ những vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị các ngành, địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn; phải cụ thể hóa các chính sách cho vùng dân tộc, nhất là lực vực đặc biệt được quan tâm đến an sinh xã hội.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy, đánh giá cao kết quả thực hiện chính sách dân tộc của Lâm Đồng trong thời gian qua. Thực hiện Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết, trên cơ sở đó để cấp ủy, chính quyền các cấp xem đây là nhiệm vụ then chốt để thực hiện. Từ đó đã tạo đạo những thành tựu mới, con người mới trong vùng dân tộc. Tuy nhiên tại hội nghị này, nhiều ý kiến tham luận của các ngành, địa phương cũng cho thấy chúng ta cần vào cuộc mạnh mẽ hơn. Bí thư Tỉnh ủy, nêu rõ: Đảng ta xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Để thực hiện tốt chính sách dân tộc và công tác dân tộc trong tình hình hiện nay thì cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành đoàn thể chính trị tiếp tục quan triệt sâu sắc quan điểm nhất của Đảng và chính sách dân tộc  là “ Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến, nhấn mạnh, cùng với đầu tư các nguồn lực, việc quan tâm phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc cần được quan tâm.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến, để củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số vững mạnh, chúng tâ phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; chú trọng đến quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc.

Với những kết quả đạt được thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Tiến – Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng và kỳ vọng Lâm Đồng sẽ có bước phát triển mới mạnh mẽ hơn nữa về chính sách, công tác dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và nghị quyết Đại hộc Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ 10./.

Nguồn: lamdongtv.vn, ngày 26/4/2018

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất