Thứ Sáu, 10/5/2024
Hà Nội: Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

 

Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Nguyễn Minh Tiến, đánh giá, Hà Nội là trung tâm của cả nước, có nhiều làng nghề, nhiều dư địa để phát triển sản phẩm OCOP. Hà Nội cũng là thị trường tiêu thụ lớn, nơi kết nối, kích cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP chất lượng tốt, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia cộng đồng; khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, đặc sản vùng miền, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động.

Qua chương trình “Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng”, Ban tổ chức mong muốn những sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương được kết nối, giao thương, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn cung và tìm kiếm phát triển thị trường, mang đến nhiều sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ... để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm, sử dụng. Thực tế, Hà Nội là trung tâm với nhiều làng nghề, có nhiều dư địa để phát triển sản phẩm OCOP; Đồng thời là thị trường tiêu thụ rất lớn, là nơi kết nối, kích cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, sản phẩm OCOP là sản phẩm của cộng đồng, của các tỉnh thành, của các chủ thể với nhau. Vì vậy, thời gian qua, Hà Nội đặc biệt quan tâm đến hình ảnh cộng đồng OCOP của Việt Nam. Từ đó, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác phối kết hợp các địa phương để tạo ra các sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô và hướng tới xuất khẩu.

Tại hội thảo các đại biểu nêu ra nhiều vấn đề những thuận lợi và khó khăn khi đưa sản phẩm OCOP ra tiêu thụ ở thị trường, qua đó cũng có những đề xuất định hướng giải pháp góp phần đưa các sản phẩm OCOP an toàn chất lượng từ nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh nông sản, thực phẩm đến gần hơn với thị trường gần hơn với người tiêu dùng.

Bên cạnh các bài tham luận tại hội thảo cũng diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các chủ thể tham dự sự kiện với các đơn vị, tổ chức cá nhân tiêu thụ sản phẩm.

Nằm trong chuỗi các hoạt động còn có hội chợ quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng được tổ chức tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn; lễ hội văn hóa ẩm thực…Thông qua hội thảo, các đặc sản, sản phẩm tiềm năng sẽ có cơ hội tiếp cận các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh…

Hoàng Phong

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất