Thứ Năm, 19/12/2024
Hiệu quả tín dụng chính sách hỗ trợ giảm nghèo ở huyện Đầm Hà

Đặc biệt, huyện đã lồng ghép một cách hiệu quả vốn tín dụng chính sách với các nguồn vốn khác của địa phương, các chương trình, dự án để phát huy hiệu quả cao nhất, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.


Mô hình nuôi ngan m giàu của hộ nông dân xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà


Song song với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn với nâng cao hiệu quả, chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách, được thực hiện dưới nhiều hình thức. Người dân và các hộ vay vốn hiểu được thấu đáo về tín dụng chính sách xã hội; từ đó có ý thức, trách nhiệm hơn đối với khoản vay của mình, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ khi vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, có thói quen dành dụm gửi tiền tiết kiệm để trả nợ. Thực tế qua các năm, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững, nhiều mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả được nhân rộng.

Chị Đinh Thị Tòng (thôn Tân Đông, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có vốn sản xuất, không công việc ổn định nên quanh năm túng thiếu. Thay đổi chỉ bắt đầu khi gia đình chị được sự tư vấn của các hội đoàn thể của xã và được tiếp cận với nguồn vay tín dụng chính sách; bắt đầu cải tạo chuồng trại và chăn nuôi bò giống. Nhờ quyết tâm vượt khó của mình, đến nay, gia đình chị đã thoát diện hộ nghèo và có của ăn của để. Hộ chị Đinh Thị Tòng chỉ là một trong số rất nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ của nguồn vốn tín dụng chính sách.

Với mạng lưới hoạt động rộng khắp phủ kín 100% thôn, bản của huyện, thông qua ủy nhiệm cho 110 tổ tiết kiệm và vay vốn, ủy thác cho 4 tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện đến cơ sở, việc quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách đã được tiến hành chặt chẽ, đạt hiệu quả cao. Trong đó, phải nói tới việc rà soát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; quản lý chặt chẽ việc phân bổ vốn tín dụng chính sách... được thực hiện tốt ngay từ các xã, khu dân cư. Đội ngũ cán bộ ở cơ sở phối hợp chặt chẽ với tổ chức hội nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn, để bình xét vay vốn công khai, dân chủ, đúng đối tượng.

Thống kê của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà, trong 9 tháng năm 2020, doanh số cho vay đạt gần 81,6 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt gần 59,7 tỷ đồng; chủ yếu cho vay: Hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ tạo việc làm; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; hộ cận nghèo; nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại trung tâm và điểm giao dịch xã đạt 97,63% kế hoạch năm; tổng dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội gần 230 tỷ đồng, chiếm 99,2% tổng dư nợ. Các tổ tiết kiệm và vay vốn đều có chất lượng tín dụng tốt, xử lý nợ đến hạn kịp thời, không để phát sinh nợ quá hạn.

Phát huy hiệu quả của tín dụng chính sách, huyện Đầm Hà tiếp tục nâng cao vai trò của các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo với doanh nghiệp. Đồng thời quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa, đảm bảo kết nối mạng thông tin đến các vùng nông thôn.

Hoàng Phong


Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất