Thứ Năm, 19/12/2024
Nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về việc giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt từ 1,7-2%/năm, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai quyết liệt các giải pháp để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau còn gần 14.000 hộ nghèo và cận nghèo. Đa phần số hộ nghèo thuộc diện thiếu đất sản xuất, hộ đông khẩu nhưng ít lao động chính, hộ có thành viên bệnh tật kéo dài. Đặc biệt là hộ nghèo thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tới 16,36% trong số số hộ nghèo toàn tỉnh (tương đương còn 1.260 hộ). Những năm qua, tỉnh đã rất quyết tâm, triển khai mọi giải pháp giúp đồng bào trong đó có đồng bào DTTS vươn lên, bình quân hàng năm giảm 3-4%, riêng năm 2019 giảm 5% tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Cùng với các giải pháp trực tiếp hỗ trợ, giúp sức giúp hộ nghèo, gần 12 năm qua, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, 5 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, ngành Nông nghiệp tỉnh, từ đó đã mang lại nhiều thành tựu bức phá cho nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà, tạo đòn bẩy đưa nông nghiệp, nông thôn Cà Mau phát triển theo hướng hiện đại, thúc đẩy nông dân ra sức thi đua lao động sản xuất, giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Theo đó, tỉnh tập trung thực hiện 6 ngành hàng chủ lực gồm: Tôm sinh thái, cua biển, lúa chất lượng cao, chuối, gỗ và khô cá bổi; trong đó, tôm - ngành hàng ưu tiên số 1, cũng là thế mạnh của tỉnh -nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, có sự phối hợp của các doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của người nuôi tôm trong việc mạnh dạn áp dụng các mô hình mới, với các chứng nhận quốc tế. Quy mô diện tích “Cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng: Trên 1.400ha thâm canh lúa cao sản, trên 700ha luân canh lúa - tôm, nâng tổng diện tích sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn toàn tỉnh là 14.348 ha, tăng hơn 10.000 ha (tăng gần 3 lần) so với năm 2010, hiệu quả kinh tế đã làm gia tăng thêm trên 100 tỷ đồng cho hộ nông dân tham gia Cánh đồng lớn so với sản xuất đại trà. Song song đó, tỉnh Cà Mau đang phấn đấu mở rộng diện tích 20ha tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng trong năm 2020. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là chương trình OCOP), hiện tại, tỉnh Cà Mau có 50 sản phẩm và 38 chủ thể dự kiến tham gia chương trình OCOP tỉnh...Qua đây góp phần tăng năng suất, hiệu quả và phát huy được tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương, kéo theo thu nhập bà con trên địa bàn tỉnh tăng, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.

Với những mô hình như: Ban công tác Mặt trận Ấp 16 (xã Trần Hợi), Ấp 1 (xã Khánh Bình Tây Bắc) của huyện Trần Văn Thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện mô hình đa cây đa con, góp phần giảm nghèo bền vững, đưa 2 ấp trở thành ấp xóa trắng hộ nghèo và thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người/năm; hay mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu“ tại ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải, huyện Phú Tân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trên địa bàn; hay Hội Cựu chiến binh tỉnh với mô hình “Vận động hội viên thực hiện công tác giảm nghèo ở cơ sở”, thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp cựu chiến binh; Đoàn Thanh niên tỉnh với mô hình“Phát huy vai trò xung kích của đoàn thanh niên trong công tác giảm nghèo”; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh với“Giải pháp thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào DTTS”...

Tất cả những việc làm ấy đều có chung mục tiêu là chung tay vì người nghèo và “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Phương Loan


Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất