Thứ Hai, 29/4/2024
Lâm Đồng: Thực hiện có hiệu quả xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Trong đó, xã Tân Hà (Lâm Hà) và Đa Quyn (Đức Trọng) được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn; xã Pró (Đơn Dương) và xã Lát (Lạc Dương) đạt 19/19 tiêu chí, đang tiến hành lập hồ sơ trình thẩm định; các xã còn lại qua rà soát sơ bộ cơ bản hoàn thành các tiêu chí trong năm 2018.

Thời gian qua, tỉnh đã xây dựng biểu mẫu thống nhất các chỉ tiêu văn hóa (tiêu chí 06-16). Việc tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đem lại giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống: Sản xuất rau cao cấp đạt bình quân trên 400 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 lần so với bình quân chung; cây hoa cao cấp đạt bình quân 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 1,6 lần so với bình quân chung; chè chất lượng cao đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha...

Trong thực hiện Chương trình, đáng lưu ý là huyện Đức Trọng đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện nông thôn mới thứ hai của tỉnh và huyện Đơn Dương hoàn tất Đề án huyện nông thôn mới kiểu mẫu trình Bộ NN&PTNT. Bên cạnh đó, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc có 100% số xã đạt chuẩn, đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

 Cùng với tập trung xây dựng nông thôn mới, Lâm Đồng cũng chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai tuyên truyền, vận động lồng ghép các chương trình, dự án; tổ chức đăng ký thoát nghèo; xây dựng các mô hình giảm nghèo. Triển khai đầy đủ các chế độ chính sách cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo như chính sách hỗ trợ y tế, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, phân bổ kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất tại 21 xã nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 12.168 hộ nghèo đa chiều, tỷ lệ 3,91%; trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 8.027 hộ, tỷ lệ 11,56%. Số hộ nghèo khu vực nông thôn còn 10.944 hộ, chiếm tỷ lệ 5,54%. Tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh 15.267 hộ, chiếm tỷ lệ 4,91%. Công tác giảm nghèo theo Nghị quyết 30a ở huyện Đam Rông được chú trọng, đã tổ chức vận động hộ nghèo đăng ký thoát nghèo trong năm 2018; thực hiện trồng rừng gần 71 ha/52 hộ; giao khoán quản lý, bảo vệ rừng 38.555 ha/2.062 hộ và 3 đơn vị tập thể... Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện vẫn còn 27,47%...

Để tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp và các địa phương tập trung sản xuất nông nghiệp đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh xây dựng và phát triển, mở rộng các mô hình sản xuất gắn với thị trường, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; phấn đấu thực hiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp xanh, sạch và bền vững...  

Bích Vân

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất