Thứ Tư, 24/4/2024
Sống "tốt đời, đẹp đạo", góp sức xây dựng quê hương

 Trường Mầm non Sao Mai, xã Tam Dị (Lục Nam, Bắc Giang) có nhiều con em giáo dân theo học

Thi đua phát triển kinh tế

Họ đạo thôn Cầu Chính, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang, Bắc Giang) có 124 hộ, hơn 600 nhân khẩu (chiếm hơn 60% dân số thôn). Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, dịch vụ như: Trồng hoa, làm nghề xây dựng... Ông Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Ban hành giáo cho biết: “Do biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đón đầu thị hiếu khách hàng nên đa phần giáo dân trong họ đạo có kinh tế khá, hiện chỉ còn một hộ nghèo”.

Những ngày này, nhiều giáo dân Họ đạo làm nghề trồng hoa đang tất bật chuẩn bị cho vụ hoa Tết, trong số đó có gia đình ông Nguyễn Văn Thể (SN 1956), gần 20 năm trồng hoa lay ơn. Dẫn chúng tôi thăm cánh đồng hoa đang thời kỳ phát triển, ông Thể chia sẻ: “Năm 2011, tôi lặn lội vào tận Đà Lạt chọn giống lay ơn đỏ tai vuông, đỏ pháp, vàng chanh, vàng lưỡi hổ... về trồng. Đây là những giống hoa chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn”.

Ngày đầu ông chỉ trồng 2-3 sào, về sau mở rộng dần. Hiện gia đình ông trồng gần 1 ha. Dịp Tết năm nay, ông Thể chuẩn bị vài nghìn cây hoa để phục vụ nhu cầu của người dân. Để hoa nở đúng Tết, ông lựa chọn thời điểm phù hợp xuống giống (thường vào cuối tháng 9 âm lịch) để sau từ 80 - 90 ngày sẽ có hoa bán dịp Tết. Vào vụ thu hoạch, thương lái ở TP Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn đến tận nơi mua. Mỗi năm, trung bình gia đình ông thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Ở họ giáo Ngọc Liễn, xã Châu Minh (Hiệp Hòa) luôn rộn rã tiếng máy xẻ, máy bào, đục, chạm... Toàn xã có gần 300 hộ Công giáo làm nghề mộc với 170 xưởng sản xuất, giải quyết việc làm cho gần 1 nghìn lao động, mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng. Anh Nguyễn Thế Hùng, giáo dân làm chủ mô hình sản xuất cho biết: “Tuy vất vả song bà con giáo dân luôn bảo nhau đoàn kết làm ăn, tích cực phát triển kinh tế, đưa thương hiệu đồ gỗ Ngọc Liễn tới thị trường trong và ngoài nước”.

Ghi nhận cho thấy, bà con giáo dân thuộc các họ đạo luôn tích cực thi đua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành nhiều điển hình kinh tế cho thu nhập cao. Tiêu biểu như mô hình liên kết sản xuất dưa hấu, khoai tây ở họ đạo thôn Tây, xã Tiên Lục (Lạng Giang), thôn Yên Cư, xã Tân Sỏi (Yên Thế), thôn Minh Đạo, xã Tân An (Yên Dũng)… đem lại thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm.

Giáo dân thôn Cống, xã Thái Đào (Lạng Giang) luyện tập văn nghệ chuẩn bị đón Giáng sinh. Ảnh: Tuyết Mai.

Giáo dân thôn Cống, xã Thái Đào (Lạng Giang)
luyện tập văn nghệ chuẩn bị đón Giáng sinh

Đồng lòng xây dựng cuộc sống mới

Sống tốt đời đẹp đạo, góp sức xây dựng quê hương, người Công giáo tỉnh Bắc Giang

Chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện cho bà con sinh hoạt tôn giáo; tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, phát triển kinh tế; đồng thời cũng ghi nhận sự nỗ lực đóng góp của đội ngũ này. Mong rằng thời gian tới giáo dân các vùng tiếp tục chung sức cùng địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, xây dựng quê hương giàu đẹp”.


Ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Châu Minh (Hiệp Hòa)

Toàn tỉnh hiện có hơn 27 nghìn người theo đạo Thiên chúa, 14 giáo xứ và 78 họ giáo. Theo ông Phạm Đình Cấp, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh, để hai bên lương - giáo hoà hợp, chung sức xây dựng cuộc sống no ấm, tiến bộ, sống tốt đời, đẹp đạo, trong buổi dạy giáo lý, các linh mục, chánh xứ họ đạo luôn quan tâm tuyên truyền, vận động giáo dân tích cực thực hiện mô hình "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, xây dựng xóm đạo tiên tiến". Cùng đó, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, "Vì người nghèo"; khuyến học, khuyến tài… Tiêu biểu như phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới", bà con vùng công giáo đã tự nguyện chặt hạ cây trồng, rau màu, tháo dỡ tường rào, hiến hàng nghìn m2 đất mở rộng đường liên thôn, liên xã, xây dựng công trình thuỷ lợi.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 93 tổ tự quản, 45 mô hình, câu lạc bộ trong đồng bào công giáo... thu hút hàng nghìn giáo dân tham gia. Tiêu biểu như: Mô hình “Xóm đạo bình yên, phòng chống tệ nạn xã hội” ở giáo họ Yên Lễ, xã An Dương (Tân Yên); “Nói không với rác và thực phẩm bẩn" ở họ đạo thôn Sàn, xã Mỹ Hà (Lạng Giang); “Tuyến đường tự quản” của họ đạo thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa)… Các mô hình hoạt động hiệu quả góp phần giữ gìn an ninh trật tự, giúp xóm làng bình yên, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Toàn tỉnh có 277 đảng viên là người Công giáo. Nhiều giáo dân nêu gương đảm nhận vai trò trưởng, phó thôn, tổ dân phố, ban công tác mặt trận..., góp sức mình xây dựng quê hương.

Để các phong trào thi đua, cuộc vận động trong đồng bào Công giáo ngày càng phát huy hiệu quả, thời gian tới Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tiếp tục đẩy mạnh vận động giáo dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, khơi dậy các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Đồng thời làm tốt việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bà con. Kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong các phong trào thi đua./.

Nguồn: baobacgiang.com.vn, ngày 6/12/2017

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất