Thứ Sáu, 15/11/2024
Mặt trận Việt Nam – Lào: Đóng góp tích cực trong từng bước tiến của hai nước
 

Quang cảnh Hội thảo 

Tham dự hội thảo có ông Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan;

Về phía Đoàn đại biểu cấp cao UBTƯ Mặt trận Lào xây dựng đất nước có ông Xay Xổm Phon Phôm Vi Hản, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Lào xây dựng đất nước cùng lãnh đạo các tỉnh dọc biên giới Việt Nam –Lào, Lào – Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết: Năm 2019, là năm có ý nghĩa quan trọng đối với hai nước Việt – Lào, là năm bản lề hoàn thành các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020, đó là năm diễn ra các sự kiện đối ngoại quan trọng của hai nước. Tại các cuộc gặp, Lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định lại tuyên bố chung về tiếp tục gìn giữ và vun đắp phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, không ngừng nâng cao hiệu quả quan hệ thiết thực, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, góp phần vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn cấp cao UBTƯ Mặt trận Lào xây dựng đất tham dự Hội thảo lần này và hoạt động giao lưu nhân dân của đồng bào các dân tộc thiểu số và người có uy tín sinh sống dọc tuyến biên giới hai nước Việt – Lào là dịp để chúng ta tiếp tục nâng cao nhận thức của các ngành các cấp, địa phương, cộng đồng các dân tộc thiểu số về ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam – Lào, sự ủng hộ chí tình, chí nghĩa, thuỷ chung, trong sáng, có hiệu quả mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dành cho nhau trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển kinh tế ngày nay của hai nước.

Đồng thời nâng cao ý thức và gìn giữ, phát huy mối quan hệ thuỷ chung, gắn bó này cho các thế hệ mai sau. Công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng vững chắc thế trận an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân, phòng chống tội phạm xuyên biên giới như tội phạm ma tuý, buôn bán người, buôn bán hàng hoá trái phép.

“Đây là cơ hội để chúng ta thắt chặt hơn, thắm tình đoàn kết keo sơn giữa hai dân tộc, hai đất nước chúng ta, cũng như sự thân thiết ruột thịt giữa các dân tộc hai bên dãy Trường Sơn”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Lào xây dựng đất nước Say Sổm Phon Phôm Vi Hản khẳng định, nhân dân hai nước chúng ta có mối quan hệ, tình đoàn kết truyền thống hữu nghị đặc biệt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời giữa Việt Nam – Lào được hai Đảng, nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, trở thành tấm gương mẫu mực, thủy chung, trong sáng, vững bền, hiếm có trong quan hệ quốc tế nhiều biến động hiện nay.

“Mối quan hệ đoàn kết đặc biệt trở thành một tấm gương mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng, vững bền, hiếm có trong quan hệ quốc tế có nhiều biến động hiện nay. Việc hai nước chúng ta tổ chức Hội thảo này nhằm tiếp tục cụ thể hoá các thoả thuận được ký kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam – Lào trong giai đoạn 2012-2020; nhằm tiếp tục giữ gìn và vun đắp mối quan hệ gắn bó, đoàn kết giữa cộng đồng dân dộc thiểu số hai nước”, Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Lào xây dựng đất nước khẳng định.

Hội thảo cũng đã được nghe tham luận của các đại biểu phân tích một cách sâu sắc, toàn diện các vấn đề về vai trò của hệ thống chính trị các cấp, của cộng đồng các dân tộc thiểu số, người có uy tín sinh sống dọc hai bên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam; các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đồng thời cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay, những bài học quý trong công tác dân tộc của hai nước.

Chia sẻ những thành tựu bước đầu về công tác dân tộc của Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định, để công tác dân tộc, chính sách dân tộc đạt được kết quả toàn diện thì Đảng phải lãnh đạo xây dựng được đường lối đúng đắn, kiên định, nhất quán đối với công tác dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết dan tộc; Quốc hội, Chính phủ phải kịp thời thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành hiến pháp, pháp lệnh, nghị quyết, quyết định, để triển khai thực hiện. Trong từng giai đoạn cách mạng, từng thời điểm cụ thể, phải tổ chức được sự kiện chính trị, xã hội mang tầm quốc gia để tập hợp, kết nối đồng bào dân tộc thiểu số với nhau, tạo sức lan toả và động lực để đồng bào dân tộc thiếu số phát huy nội lực, vươn lên trong cuộc sống.

Cùng với đó, phải thực sự quan tâm đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo sinh kế, xoá đối giảm nghèo, gải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc trong đời sống của bà con; cùng với phát triển kinh tế, phải chăm lo giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, đa dạng phong phú, thống nhất trong nền văn hoá Việt Nam. Đồng thời phải quan tâm xây dựng đội ngũ cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; củng cố xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế vè công tác dân tộc để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Minh chứng sinh động về mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam được sinh viên Phao Mạ Ny Phon Thong, lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh đã bày tỏ cảm nhận của mình về một miền quê cụ thể của đất nước Việt Nam, tỉnh Nghệ An.

“Vinh dự và tự hào được nhận học bổng của tỉnh Nghệ An sang học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Trải qua quãng thời gian sinh sống và học tập, mảnh đất và con người nơi đây đã “hoá tâm hồn”, đã gắn kết và để lại nhiều ấn tường và cảm xúc sâu đậm trong tôi”, sinh viên Phao Mạ Ny Phon Thong bày tỏ. 

Ngoài ra, tại Hội thảo lần này, các đại biểu đã có tham luận: Các di sản văn hoá vo giá của các dân tộc sinh sống dọc theo biên giới Việt Nam – Lào; Cấu trúc làng bản- nét văn hoá truyền thống đặc sắc của người Bru – Vân Kiều và Tà Ôi ở tỉnh Quảng Trị trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào; Đoàn kết để xây dựng biên giới Việt Nam – Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển…

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, nhìn suốt chặng đường phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Lào trong gần 60 năm qua, chúng ta có quyền tự hào khẳng định, tình đoàn kết đặc biệt thuỷ chung và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào đã và đang tiếp tục được củng cố đổi mới và phát triển sâu rộng hơn, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển của mỗi nước.

“Trong từng bước tiến của hai nước, hai dân tộc Việt – Lào, đều có sự đóng góp tích cực của hai bên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã góp phần cho quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào ngày càng keo sơn, bền chặt, không ngừng đơm hoa, kết trái trên cơ sở tăng cường phối hợp với nhau trong các hoạt động theo nhiệm vụ của công tác Mặt trận hai bên, nhất là mối quan hệ giữa mặt trận các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước”, đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn cũng mong muốn hai bên tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước; phối hợp tổ chức các hội thảo xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị; phát huy kết quả động viên nhân dân các địa phương dọc theo biên giới mỗi nước, hợp tác giúp đỡ nhau trên các lĩnh vực, tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên dọc tuyến biên giới giữa Lào và Việt Nam.

(daidoanket.vn)

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất