Thứ Hai, 20/1/2025
Hội Nông dân Mù Cang Chải: Phát triển kinh tế gắn với xây dựng đời sống văn hóa

Đồng thời, Hội đã huy động tổng hợp các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên nông dân được tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, có 13/14 xã, thị trấn được triển khai thực hiện với tổng số 1.763 hộ/49 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ trên 51 tỷ đồng.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa được đông đảo bà con nông dân hưởng ứng, có sức lan tỏa sâu rộng, thiết thực, xuất hiện ngày càng nhiều hộ gia đình nông dân tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh.

Điển hình như: gia đình ông Sùng A Khua ở bản Đề Sủa, xã Lao Chải phát triển mô hình chăn nuôi gà, vịt đẻ trứng cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm; gia đình ông Cứ A Chứ ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm; gia đình ông Giàng A Tủa ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn phát triển mô hình chăn nuôi trâu, bò cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng/năm; gia đình ông Sùng Chờ Giàng ở bản Mú Cái Hồ, xã Nậm Có phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng/năm...

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện đã làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp tuyên truyền, vận động hội viên nông dân và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội. 100% hộ hội viên người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định.

Triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới, cán bộ, hội viên đã tích cực tham gia đóng góp hiến đất xây dựng các công trình công cộng với diện tích 43.054 m2; sửa chữa và làm mới 91,6 km đường giao thông nông thôn, kênh mương thuỷ lợi dẫn nước tưới phục vụ sản xuất; tổ chức xóa 44 nhà tạm cho hội viên nông dân nghèo; phối hợp làm 3 nhà sinh hoạt cộng đồng, tu sửa 28 phòng học với tổng số 31.333 ngày công lao động, tổng trị giá 3,37 tỷ đồng.

Nét mới, đáng ghi nhận trong việc thực hiện xây dựng nếp sống mới ở Mù Cang Chải là mỗi khi gia đình có người chết đều đưa luôn vào quan tài, không làm ma quá 48 tiếng và thực hiện thành công chủ trương đồng bào Mông ăn chung 1 tết.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới ở Mù Cang Chải vẫn còn một số tồn tại lớn như: nông sản có thương hiệu chưa nhiều; điển hình trong sản xuất, kinh doanh còn ít; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng vẫn còn rất lớn.

Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận nông dân nhận thức còn hạn chế, còn trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không chịu vươn lên chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa; xây dựng đời sống văn hóa mới có chỗ có nơi kết quả đạt chưa cao.

Mặc dù là huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng Mù Cang Chải ẩn chứa không ít về tiềm năng như đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa, phong cảnh thiên nhiên... cần được bà con các dân tộc khai thác nhằm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Lê Phiên /Báo Yên Bái điện tử

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất