Chủ Nhật, 29/12/2024
Lắng nghe ý kiến góp ý giám sát thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo
 
Quang cảnh hội thảo.


Luật Tín ngưỡng, tông giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018 . Mục đích của việc ban hành Luật góp phần thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người…

So với Pháp lênh tín ngưỡng, tôn giáo, Luật tín ngưỡng tôn giáo có nhiều điểm mới như: Mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bổ sung thêm một chương về quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo; trong đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, chủ thể thực hiện quyền mở rộng; thời gian được công nhận là tổ chức tôn giáo từ 23 năm giảm còn 05 năm…

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho rằng, để góp phần thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Thường trực, Hội đồng tư vấn về tôn giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo để thấy rõ hơn kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, đề xuất các biện pháp thúc đẩy thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong giáo dục, khám chữa bệnh, nhân đạo, từ thiện. 

Theo đó, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều điểm mới, tiến bộ, thể hiện tính công khai, minh bạch, Nhà nước pháp quyền, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Các quy định của Luật cũng phải đảm bảo sự đồng bộ. thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như Bộ Luật Dân sự, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… 

Việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, khắc phục kịp thời những bất cập của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, phù hợp với chủ trương cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta, phục vụ đắc lực hơn nữa cho yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam, đảm bảo lợi ích của đất nước. 

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, hiện nay việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai, sử dụng không đúng mục đích đất đai có nguồn gốc tôn giáo, việc cấp sổ đỏ cho cơ sở thờ tự tôn giáo còn gặp khó khăn, vướng mắc; cần nghiên cứu áp dụng “cơ chế hạn điền” “thu thuế” đối với đất đai tôn giáo; xem xét, bổ sung các quy định về việc xây dựng khu sinh thái tâm linh, tránh việc các cá nhân mượn danh tôn giáo để xin đất. Cần có các quy định cụ thể hơn về việc tổ chức có thể mua và sử dụng đất. 

Đối với nhân sự (chức việc) trong cơ quan hành chính các cấp của tôn giáo, nhiều đại biểu cũng cho rằng chỉ cần thông báo, hoặc nếu đăng ký thì đăng ký sau khi suy cử, bầu cử, không nên đăng ký trước. Luật tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản luật được xây dựng và áp dụng chung cho các loại hình, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau hiện đang hoạt động tại Việt Nam, có tính tới tính đặc thù. Các quy định của Luật khi áp dụng trong thực tiễn sẽ không tránh khỏi những điểm chưa hoàn toàn phù hơp với một tôn giáo, tĩn ngưỡng nào đó, do đó cần tiếp tục nhìn nhận và điều chỉnh cho phù hợp trong việc thực hiện.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực khẳng định, sau hội nghị chúng tôi sẽ hình thành một báo cáo giám sát, kết hợp với một số cơ quan chức năng để làm rõ các vấn đề. Đồng thời sẽ kiến nghị, bổ sung thêm những nội dung cho phù hợp để phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, tạo mọi điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo pháp luật. 

(daidoanket.vn)

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi