Thứ Năm, 19/12/2024
Những “chiến sĩ” áo trắng
Bác sĩ Đặng Bạch Yến – Trưởng Khoa Huyết học – Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng cán bộ của khoa kiểm tra kết quả xét nghiệm.

Công việc thường nhật của bác sĩ Đặng Bạch Yến – Trưởng Khoa Huyết học – Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, người đã trên 20 năm gắn bó với những ống nghiệm, những lam bệnh phẩm.

Thông qua những xét nghiệm của chị có thể phát hiện, chẩn đoán mức độ bệnh tật. Kết quả xét nghiệm không chỉ giúp các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán chính xác, hướng điều trị kịp thời mà còn dự báo sớm những nguy cơ đối với sức khoẻ con người.

Công việc làm xét nghiệm tưởng chừng nhẹ nhàng nhưng cũng rất nhiều rủi ro, bởi các kỹ thuật viên phải luôn tiếp xúc với bệnh phẩm chứa vi khuẩn và bệnh dịch. Không chỉ vậy, trước sự phát triển của khoa học công nghệ thì các trang thiết bị y tế đã có nhiều tiến bộ theo hướng tự động hóa, càng đòi hỏi các kỹ thuật viên xét nghiệm phải luôn học tập, trau dồi để nâng cao khả năng sử dụng các trang thiết bị thực hiện các xét nghiệm, phân tích và nhận định kết quả. Công việc cũng luôn đòi hỏi sự chặt chẽ, chính xác, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình.

Đều đặn, không kể thứ 7, Chủ nhật hay cả những ngày lễ. Nhưng đối với những người như bác sĩ Yến và cả 10 cán bộ, y bác sĩ của khoa thì sự yêu nghề vẫn là trên hết.

Còn một công việc lặng lẽ, nhưng lại góp phần quyết định thành công cho mọi ca mổ. Họ thường “đi trước, về sau” trong mỗi cuộc phẫu thuật. Đó chính là những kỹ thuật viên, bác sĩ gây mê, hồi sức mà ít ai biết đến. Để một ca mổ được an toàn, bác sĩ gây mê phải có sự nhạy cảm cùng sự trải nghiệm nghề nghiệp, phán đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân để áp dụng loại thuốc gây mê phù hợp.

Tất cả các khâu từ tiêm thuốc, truyền dịch, truyền máu cho đến kiểm soát các thông số trên máy đo, họ đều thành thục. Nhẹ nhàng và không ít căng thẳng để góp phần giành lại sự sống cho người bệnh.

Thầm lặng song hành, những kỹ thuật viên ấy cũng có những thiệt thòi khi chẳng mấy ai biết tới ngoài những chia sẻ của đồng nghiệp, chỉ có sự hồi phục của bệnh nhân là niềm vui, niềm động viên đối với công việc mỗi ngày của các thầy thuốc.

Những nỗ lực của các anh các chị cùng với cống hiến của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ nên từ tháng 9/2016, khi công trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 500 giường mới hoàn thành và đưa vào sử dụng mà đến nay Bệnh viện đã khám và điều trị được gần 30 nghìn lượt bệnh nhân, đặc biệt đã cứu chữa được nhiều ca bệnh phức tạp hiểm nghèo.

Những đóng góp thầm lặng, lòng yêu nghề và tinh thần tận tuỵ phục vụ người bệnh của những người như bác sĩ Yến, bác sĩ Sơn và tập thể đội ngũ thầy thuốc chính là những liều thuốc không kê đơn giúp người bệnh được động viên mau lành bệnh.

27/2 – Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày để cả xã hội tôn vinh, trân trọng những gì mà họ đóng góp. Đây cũng là dịp để mỗi thầy thuốc nhìn lại bản thân, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.  

Minh Huyền - Mạnh Cường

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất