Thứ Sáu, 22/11/2024
Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân: Nâng cao ý thức của người dân Thủ đô về vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch

Cấp phát lương thực, nước sạch đến người dân vùng bị ngập do mưa lũ 

Cụ thể, ngành y tế Thủ đô đã vận động người dân, hộ gia đình, trường học hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước với nhiều hoạt động như: giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, xây dựng nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, thu gom rác thải, hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý, trữ nước và sử dụng nước an toàn cho gia đình…

Đối với công tác vệ sinh cá nhân phòng ngừa dịch bệnh, ngành Y tế Thủ đô cũng đã tổ chức nhiều hoạt động hướng dẫn và truyền thông rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhằm phòng tránh các bệnh như tiêu chảy, bệnh tay chân miệng... Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch trong đợt mưa kéo dài gây ngập úng được thực hiện tốt, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Điển hình là huyện Phúc Thọ trong những năm qua đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái như: tổ chức phát động cuộc vận động 3 sạch “Nước sạch, môi trường sạch và nông nghiệp sạch” trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020. Qua gần 1 năm thực hiện đến nay cuộc vận động được đông đảo nhân dân ủng hộ và đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100%; trong đó 62% hộ dân được sử dụng nước sạch; tần suất thu gom rác thải được duy trì 2 - 3 lần/tuần; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn được nhân rộng.

Thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường vận động, tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào vệ sinh yêu nước, tuyên truyền về các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh… góp phần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn Thủ đô.

 

Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, nếu sử dụng nước sạch và vệ sinh tốt, người dân sẽ tránh được 50%-70% bệnh tật từ các bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch. Theo báo cáo tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố năm 2017, tỉ lệ nhà vệ sinh đúng chuẩn tại nông thôn tăng lên gần 12,8% trong vòng 10 năm, góp phần giảm tỉ lệ mắc các bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường, ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm. Đến nay, 100% tỉnh/thành phố trên cả nước tổ chức phát động và xây dựng kế hoạch triển khai phong trào vệ sinh yêu nước. Các tỉnh/thành phố đã triển khai công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành các hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường, góp phần đạt mục tiêu có 67% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 94% trạm y tế đã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Nhiều tỉnh có tỷ lệ nhà tiêu thấp dưới 50% đã triển khai hiệu quả các mô hình truyền thông vận động cộng đồng xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh như: mô hình vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ, mô hình tiếp thị vệ sinh, mô hình cộng đồng chấm dứt phóng uế bừa bãi. Đáng chú ý là mô hình truyền thông vận động cộng đồng cùng tham gia đảm bảo vệ sinh tại khu di tích lịch sử; mô hình vận động cộng đồng triển khai phong trào tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm định kỳ, thực hiện thu gom quản lý rác thải.

 
Thu Hoài

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác