Chủ Nhật, 5/5/2024
  • Hà Giang: năm 2018 cải tạo và xây mới 57 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, trường học và trạm y tế

    Nằm trong chương trình mở rộng quy mô vệ sinh – nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, được triển khai trên địa bàn 21 tỉnh, thành khu vực miền núi phía bắc, Tây nguyên và Nam trung bộ. Năm 2018 tỉnh Hà Giang sẽ triển khai việc nâng cấp, sửa chữa và xây mới 57 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, trường học và trạm y tế.

  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh: Quan trọng là nâng cao nhận thức người dân

     Ðối với tỉnh vùng cao như Ðiện Biên, vấn đề nâng cao tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) gặp rất nhiều khó khăn. Hiện Ðiện Biên là 1 trong 10 tỉnh có tỷ lệ nhà tiêu HVS vùng nông thôn thấp nhất cả nước với 40,5%. Ðể cải thiện điều này, việc nâng cao nhận thức, truyền thông thay đổi hành vi cho người dân các địa bàn thực sự quan trọng, cần được thực hiện đầu tiên nhằm giải quyết “gốc rễ” vấn đề.

  • Để 100% hộ dân được sử dụng nước sạch: Hai vấn đề cần quan tâm

    Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đề ra mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020, 100% hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nhưng qua đợt giám sát của Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội cho thấy, có hai vấn đề cần quan tâm giải quyết hiện nay đó là, tiếp tục tháo gỡ khó khăn để kêu gọi đầu tư và tăng cường tuyên truyền để người dân sử dụng nước sạch.

  • Bắc Giang: Cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao sức khỏe

    Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” đã hỗ trợ các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng, chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe.

  • Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường

    Nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe, cuộc sống cho mỗi người, gia đình và cộng đồng, trong thời gian qua cũng như hiện nay, các cấp Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực.

  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh: Khi thói quen cũng là rào cản

    Ðối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp. Ngoài nguyên nhân do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thì thói quen còn lạc hậu trong hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân cũng là một rào cản.

  • Yên Bái triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2018 - 2021

    Mục tiêu của Kế hoạch phấn đấu đến năm 2021, toàn tỉnh có 70% hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học và trạm y tế xã có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh (điểm trường chính); 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh có cam kết bảo vệ môi trường; 80% hộ gia đình có điểm rửa tay, có nước và có xà phòng thường xuyên để rửa tay; Ít nhất 50 xã được công nhận đạt tiêu chí "Vệ sinh toàn xã"; 100% lãnh đạo các đơn vị y tế trong tỉnh và cán bộ chuyên trách được đào tạo, tập huấn nội dung triển khai các hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc.

  • Đảm bảo nước sạch cho Trà Vân

    Thời gian qua, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã lồng ghép, huy động các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như 135, 30a, nông thôn mới… ưu tiên xây dựng các công trình nước sạch đảm bảo nguồn nước sử dụng cho người dân trên địa bàn.  

  • Đồng bào có đạo với công tác bảo vệ môi trường

    Khi đề cập đến hiệu quả của Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBMTTQVN thành phố đã có nhiều ý kiến rất tâm huyết. Theo ông Hải “Chương trình phối hợp này phù hợp với giáo lý, giáo luật của tôn giáo, do đó các tôn giáo trên địa bàn thành phố đã ủng hộ và tham gia có hiệu quả. Đa số các tổ chức tôn giáo đã chủ động hướng dẫn tín đồ thường xuyên tổ chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường trong các cơ sở thờ tự, những tuyến đường chung quanh và trong các khu dân cư có đông đồng bào có đạo”.

  • Hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số xây nhà vệ sinh - cách làm hay

    Để thay đổi ý thức, hành vi và tạo thói quen sử dụng nhà vệ sinh (NVS) đạt chuẩn cho hộ nghèo nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, việc Hội LHPN tỉnh Đăk Lăk bàn giao 100  NVS cho các hộ phụ nữ trên địa bàn tỉnh là một cách làm thiết thực và có ý nghĩa.

  • Mù Cang Chải: Tháo “nút thắt khó” nhờ “dân vận khéo”

    Giữ gìn vệ sinh môi trường, trong đó có phong trào làm nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện tiêu chí 15 - Y tế và tiêu chí 17 - Môi trường trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể, tạo sức lan tỏa rộng khắp.

  • Thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số từ mô hình hỗ trợ xây nhà vệ sinh

    Những nhà vệ sinh giá rẻ tại các thôn, làng đã thực sự giúp thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, giảm thiểu tình trạng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

  • Gia Lai: Tôn vinh những điển hình vì môi trường

    Lễ trao giải thưởng môi trường lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 2-8 vừa qua đã vinh danh 7 tập thể và 4 cá nhân tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với những đóng góp tích cực trong việc giữ gìn cuộc sống xanh, sạch và hướng đến nền sản xuất “tăng trưởng xanh”.

  • Thanh niên Quảng Yên: Xung kích, bảo vệ môi trường

    Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2018 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh có chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, tình nguyện vì cộng đồng”. Chương trình đã được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Quảng Yên cụ thể hóa từng nội dung cụ thể, với những hoạt động thiết thực.

  • Nâng cao vai trò phụ nữ trong bảo vệ môi trường

    Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Bình Long (tỉnh Bình Phước) đã phối hợp ban vì sự tiến bộ phụ nữ các xã, phường tổ chức nhiều diễn đàn “Phụ nữ với môi trường”.