Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều địa phương đã có những cách làm hay để công tác này thực sự được lan tỏa.
|
Để ĐBDTTS hiểu biết về pháp luật, đêm đến, cán bộ chức năng xã Minh Hòa
đã đến tận nhà người dân để tuyên truyền kiến thức pháp luật |
Minh Hòa là xã vùng xa của huyện Dầu Tiếng, có 217 hộ ĐBDTTS với 739 nhân khẩu. Nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, vận động đồng bào xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật, thời gian qua, cán bộ chức năng ở xã Minh Hòa đã thường xuyên đến các ấp có đông ĐBDTTS sinh sống để tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó trưởng Công an (CA) xã Minh Hòa, cho biết: “Thời gian qua, cán bộ tư pháp, Hội phụ nữ và CA xã... thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật đến với ĐBDTTS trên địa bàn. Chúng tôi đã thành lập 2 tổ tuyên truyền pháp luật để thay phiên đến tận nhà người dân truyên truyền. Hiện nay đa số ĐBDTTS đã nắm rõ được Luật Giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhiều người đã hiểu được Luật Hôn nhân - Gia đình nên thời gian qua trên địa bàn không xảy ra tình trạng tảo hôn”. Cũng theo ông Nguyễn Minh Tâm, để nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, vừa qua địa phương đã thành lập tổ xung kích phòng, chống tội phạm tại làng Chăm và làng bè thuộc ấp Hòa Lộc.
Còn tại xã An Linh, huyện Phú Giáo, ông Vũ Đức Thuân, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Xã An Linh có 105 hộ/387 nhân khẩu là ĐBDTTS. Trong đó, người Hoa, Khmer, Tày và Nùng sinh sống trên địa bàn 5 ấp ở xã. Do người dân bận việc chăm sóc nương rẫy nên tối đến cán bộ xã mới tập hợp họ tại các tổ dân cư hoặc đến tận nhà người dân để tuyên truyền pháp luật. Thông qua buổi trò chuyện từ ấm trà, chén rượu, công tác tuyên truyền pháp luật sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đối với các ấp có nhiều ĐBDTTS sinh sống, địa phương đã thành lập một tổ tuyên truyền pháp luật nhằm thường xuyên đến nhà người dân để phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Qua theo dõi thì số vụ việc vi phạm pháp luật ở các ấp này đã được giảm dần”.
Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Trưởng CA huyện Dầu Tiếng, cho biết: “Huyện Dầu tiếng có diện tích khá rộng, địa phương có nhiều hộ dân là ĐBDTTS sinh sống. Thời gian qua, lực lượng CA huyện và các ngành liên quan rất chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền sao cho phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc. Để làm tốt được công tác này, chúng tôi đã tranh thủ sự ủng hộ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, khu dân cư; nhờ họ tập hợp nhân dân để tuyên truyền pháp luật và vận động ĐBDTTS giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…. Tuy nhiên, để tiếp tục giữ vững được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện, ngoài việc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo cho CA xã, thị trấn nắm tình hình, lên danh sách các hộ dân đang tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vận động họ tự giác giao nộp cho chính quyền sở tại./.
Nguồn: baobinhduong.vn,ngày 24/11/2017
Để ĐBDTTS hiểu biết về pháp luật, đêm đến, cán bộ chức năng xã Minh Hòa đã đến tận nhà người dân để tuyên truyền kiến thức pháp luật
Minh Hòa là xã vùng xa của huyện Dầu Tiếng, có 217 hộ ĐBDTTS với 739 nhân khẩu. Nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, vận động đồng bào xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật, thời gian qua, cán bộ chức năng ở xã Minh Hòa đã thường xuyên đến các ấp có đông ĐBDTTS sinh sống để tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó trưởng Công an (CA) xã Minh Hòa, cho biết: “Thời gian qua, cán bộ tư pháp, Hội phụ nữ và CA xã... thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật đến với ĐBDTTS trên địa bàn. Chúng tôi đã thành lập 2 tổ tuyên truyền pháp luật để thay phiên đến tận nhà người dân truyên truyền. Hiện nay đa số ĐBDTTS đã nắm rõ được Luật Giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhiều người đã hiểu được Luật Hôn nhân - Gia đình nên thời gian qua trên địa bàn không xảy ra tình trạng tảo hôn”. Cũng theo ông Nguyễn Minh Tâm, để nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, vừa qua địa phương đã thành lập tổ xung kích phòng, chống tội phạm tại làng Chăm và làng bè thuộc ấp Hòa Lộc.
Còn tại xã An Linh, huyện Phú Giáo, ông Vũ Đức Thuân, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Xã An Linh có 105 hộ/387 nhân khẩu là ĐBDTTS. Trong đó, người Hoa, Khmer, Tày và Nùng sinh sống trên địa bàn 5 ấp ở xã. Do người dân bận việc chăm sóc nương rẫy nên tối đến cán bộ xã mới tập hợp họ tại các tổ dân cư hoặc đến tận nhà người dân để tuyên truyền pháp luật. Thông qua buổi trò chuyện từ ấm trà, chén rượu, công tác tuyên truyền pháp luật sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đối với các ấp có nhiều ĐBDTTS sinh sống, địa phương đã thành lập một tổ tuyên truyền pháp luật nhằm thường xuyên đến nhà người dân để phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Qua theo dõi thì số vụ việc vi phạm pháp luật ở các ấp này đã được giảm dần”.
Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Trưởng CA huyện Dầu Tiếng, cho biết: “Huyện Dầu tiếng có diện tích khá rộng, địa phương có nhiều hộ dân là ĐBDTTS sinh sống. Thời gian qua, lực lượng CA huyện và các ngành liên quan rất chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền sao cho phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc. Để làm tốt được công tác này, chúng tôi đã tranh thủ sự ủng hộ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, khu dân cư; nhờ họ tập hợp nhân dân để tuyên truyền pháp luật và vận động ĐBDTTS giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…. Tuy nhiên, để tiếp tục giữ vững được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện, ngoài việc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo cho CA xã, thị trấn nắm tình hình, lên danh sách các hộ dân đang tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vận động họ tự giác giao nộp cho chính quyền sở tại.
Để ĐBDTTS hiểu biết về pháp luật, đêm đến, cán bộ chức năng xã Minh Hòa đã đến tận nhà người dân để tuyên truyền kiến thức pháp luật
Minh Hòa là xã vùng xa của huyện Dầu Tiếng, có 217 hộ ĐBDTTS với 739 nhân khẩu. Nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, vận động đồng bào xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật, thời gian qua, cán bộ chức năng ở xã Minh Hòa đã thường xuyên đến các ấp có đông ĐBDTTS sinh sống để tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó trưởng Công an (CA) xã Minh Hòa, cho biết: “Thời gian qua, cán bộ tư pháp, Hội phụ nữ và CA xã... thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật đến với ĐBDTTS trên địa bàn. Chúng tôi đã thành lập 2 tổ tuyên truyền pháp luật để thay phiên đến tận nhà người dân truyên truyền. Hiện nay đa số ĐBDTTS đã nắm rõ được Luật Giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhiều người đã hiểu được Luật Hôn nhân - Gia đình nên thời gian qua trên địa bàn không xảy ra tình trạng tảo hôn”. Cũng theo ông Nguyễn Minh Tâm, để nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, vừa qua địa phương đã thành lập tổ xung kích phòng, chống tội phạm tại làng Chăm và làng bè thuộc ấp Hòa Lộc.
Còn tại xã An Linh, huyện Phú Giáo, ông Vũ Đức Thuân, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Xã An Linh có 105 hộ/387 nhân khẩu là ĐBDTTS. Trong đó, người Hoa, Khmer, Tày và Nùng sinh sống trên địa bàn 5 ấp ở xã. Do người dân bận việc chăm sóc nương rẫy nên tối đến cán bộ xã mới tập hợp họ tại các tổ dân cư hoặc đến tận nhà người dân để tuyên truyền pháp luật. Thông qua buổi trò chuyện từ ấm trà, chén rượu, công tác tuyên truyền pháp luật sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đối với các ấp có nhiều ĐBDTTS sinh sống, địa phương đã thành lập một tổ tuyên truyền pháp luật nhằm thường xuyên đến nhà người dân để phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Qua theo dõi thì số vụ việc vi phạm pháp luật ở các ấp này đã được giảm dần”.
Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Trưởng CA huyện Dầu Tiếng, cho biết: “Huyện Dầu tiếng có diện tích khá rộng, địa phương có nhiều hộ dân là ĐBDTTS sinh sống. Thời gian qua, lực lượng CA huyện và các ngành liên quan rất chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền sao cho phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc. Để làm tốt được công tác này, chúng tôi đã tranh thủ sự ủng hộ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, khu dân cư; nhờ họ tập hợp nhân dân để tuyên truyền pháp luật và vận động ĐBDTTS giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…. Tuy nhiên, để tiếp tục giữ vững được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện, ngoài việc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo cho CA xã, thị trấn nắm tình hình, lên danh sách các hộ dân đang tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vận động họ tự giác giao nộp cho chính quyền sở tại.