Thứ Hai, 23/12/2024
  • Đẩy mạnh phối hợp đảm bảo an ninh vùng dân tộc thiểu số tại Nghệ An

    Những năm qua, tình hình an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân các dân tộc. Để có được kết quả này là nhờ công tác phối hợp chặt chẽ giữa Cục An ninh Tây Bắc và Công an Nghệ An trong triển khai thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo an ninh vùng dân tộc thiểu số (DTTS).

  • Mỗi năm, Sóc Trăng phải giảm ít nhất 3% hộ nghèo là người dân tộc

    Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Sóc Trăng cần tiếp tục chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng đồng bào Khmer, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc hằng năm từ 3% trở lên.

  • Người uy tín chung tay xây dựng “thế trận lòng dân”

    Lai Châu – vùng phên dậu Tổ quốc. Ngoài lực lượng biên phòng có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, chính những người uy tín trong tỉnh đã góp phần kết nối, xây dựng “thế trận lòng dân”. Lòng dân yên, người có uy tín ở tỉnh biên giới phối hợp cùng cơ quan chức năng tạo thành tấm “lá chắn” vững chắc bảo vệ vùng trọng yếu an ninh - quốc phòng đất nước.

  • “Hạt giống đỏ” nơi rẻo cao

    Những đảng viên trẻ người Mông được ví như “hạt giống đỏ” ở huyện miền núi Chiêm Hóa. Với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, gương mẫu trong việc làng, việc nước, họ đã có được niềm tin của nhân dân, chung sức đồng lòng xây dựng cuộc sống mới ở nơi rẻo cao.

  • Tự nguyện thoát nghèo

    Những người nông dân nghèo của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng họ đã vượt lên chính mình, không trông chờ, ỷ lại vào Đảng, Nhà nước, tự nguyện xung phong thoát nghèo. Họ đã tự khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững trên địa bàn huyện.

  • Nhiều tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, góp công xây dựng Thủ đô giàu đẹp

    Việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách đã góp phần phát triển toàn diện KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Thủ đô Hà Nội. Trong quá trình phát triển, đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi, họ là những tấm gương sáng trong lao động, sản xuất, được người dân trong vùng noi theo.

  • Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay 50 triệu đồng trong 10 năm

    Từ ngày 7/7, người nghèo tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được vay tối đa 50 triệu đồng với lãi suất giảm một nửa và thời hạn vay tăng gấp đôi.

  • Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số

    Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 58/2017/TT-BTC hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

  • Hà Nội biểu dương hộ gia đình làm kinh tế giỏi, hộ gia đình văn hóa tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

    Ngày 27/6, Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương hộ gia đình làm kinh tế giỏi và hộ gia đình văn hóa tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố năm 2017.

  • Tăng cường cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số: Cần đi vào thực chất

    Chiều 21/6, tại phòng họp Tân Trào - Nhà Quốc hội, được sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội tổ chức Hội thảo “Tăng cường công tác cán bộ nữ, cán bộ DTTS”.

  • Vượt qua "rào cản" để thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số

    Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, việc thực hiện vấn đề giảm nghèo vẫn đang gặp nhiều “rào cản”, cần những tư duy mới để khắc phục khó khăn, nhằm thúc đẩy phát triển vùng DTTS.

  • Đảm bảo quyền phát triển bình đẳng của các dân tộc thiểu số

    Luật Hỗ trợ và Phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi mới được Ủy ban Dân tộc (UBDT) xây dựng, được kỳ vọng sẽ đảm bảo quyền phát triển bình đẳng của các DTTS. Đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc hoạch định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

  • Hành trình dẫn vốn đến đồng bào dân tộc thiểu số

    Trong thời gian qua, với thủ tục vay vốn đơn giản và mạng lưới hoạt động được“phủ” đến từng thôn, bản thông qua gần 11.000 điểm giao dịch xã, nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

  • Huyện Trạm Tấu - Yên Bái: Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Theo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, UBND huyện Trạm Tấu yêu cầu các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị từ huyện tới cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức quán triệt sâu sắc và tổ chức có hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW gắn với quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp.

  • Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận chúc Tết Ramưwan đồng bào Chăm Hồi giáo

    Sáng ngày 6/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh cùng đại diện UBMTTQVN tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh… đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết Ramưwan các chức sắc tôn giáo người Chăm theo đạo Bà Ni tại Tuy Phong và Bắc Bình.