-
Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác chăm lo đời sống vùng đồng bào dân tộc, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều giải pháp về phát triển kinh tế, xã hội giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
-
Với đặc thù là huyện vùng cao, nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã chủ động xây dựng đội ngũ người có uy tín trong cộng đồng. Từ đó phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ KT-XH ở địa phương và xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
-
Vượt qua khó khăn về điều kiện tự nhiên, đường đi lối lại và những phong tục tập quán khác biệt với miền xuôi, các chiến sĩ an ninh Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thường xuyên về cơ sở. Bám địa bàn, sâu sát từng gia đình đã giúp cán bộ nắm chắc tình hình, kịp thời giải quyết những sự vụ phát sinh, giữ bình yên cho cuộc sống đồng bào.
-
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước và vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo.
-
Năm 2017 ghi nhận nhiều chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới các địa phương vùng DTTS và miền núi. Bên cạnh những tình cảm nồng ấm, quan tâm, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều bày tỏ mong muốn: Đồng bào tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên.
-
Thời gian qua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ (VHVN) trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã nhiều chuyển biến tích cực, mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết trong mỗi cộng đồng dân cư, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
-
Thời gian qua MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội ở Hòa Bình coi trọng và xác định người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo tiêu biểu có một vị trí, vai trò quan trọng trong cộng đồng dân cư.
Thời gian qua MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội ở Hòa Bình coi trọng và xác định người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo tiêu biểu có một vị trí, vai trò quan trọng trong cộng đồng dân cư.
Hòa Bình là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, hiện có 2.068 thôn, bản, trong đó, có 36 thôn bản thuộc diện khó khăn nhất tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo rất cao, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu. Thu nhập, mức sống của người dân thấp chỉ đạt bình quân 4,5 triệu đồng/người/năm. Có những thôn cá biệt con số này dưới mức 3 triệu đồng/người/năm…
Để nâng cao đời sống, giảm nghèo cho các thôn bản, đặc biệt là 36 thôn thuộc diện khó khăn nhất, cùng với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh cũng đã sáng tạo lồng ghép các nguồn lực để khắc phục khó khăn, đạt hiệu quả cao nhất cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Cùng với là sự đóng góp thầm lặng và bền bỉ của những người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo tiêu biểu.
Tại các địa phương, người có uy tín đã phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể xây dựng nếp sống mới trong từng gia đình và khu dân cư, từng bước bài trừ các hủ tục, đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh người uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo tiêu biểu luôn là những hạt nhân đi đầu, vận động nhân dân hiến đất, ngày công để xây trường học, làm đường; tham gia các phong trào “Nhà sạch – vườn đẹp- môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh”; phong trào “5 không, 3 sạch”…
Điển hình như tấm gương của ông Nguyễn Văn Mừng, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận xóm Đễnh, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn.
Là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận ông luôn phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, nói đi đôi với làm, quán triệt mỗi cán bộ đảng viên phải là người tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, đường làng ngõ xóm sáng, xanh, sạch đẹp. 100% hộ gia đình trong xóm được sử dụng nước hợp vệ sinh. Hàng ngày xóm đều có người đi thu gom rác; việc cưới, việc tang ngày càng văn minh hơn, không mở to loa đài, không đánh trống quá 10 giờ đêm.
Hay như trên địa bàn huyện Mai Châu có hơn 130 già làng, trưởng bản. Thời gian qua, bằng uy tín của mình, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín tại các thôn, bản đã gương mẫu thực hiện và vận động, tuyên truyền nhân dân đoàn kết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn trong xã hội.
Đặc biệt, ở những khu vực vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, họ luôn đi đầu trong phong trào phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo đồng thời giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa ở xóm, bản, khu dân cư…
Và ở Mai Châu, người ta cũng nhắc nhiều tới tấm gương Già làng Vàng A Tình, dân tộc Mông, ở xã Hang Kia. Là người có uy tín ông luôn tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào người Mông trong bản không phá rừng làm nương rẫy; bảo vệ nước đầu nguồn, góp phần giữ gìn môi trường sinh thái; vận động nhân dân cùng tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng hiệu quả các mô hình gia đình tự quản, dòng họ tự quản về an ninh trật tự…
Có thể nói những hoạt động tích cực của người có uy tín ở Hòa Bình đã và đang đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, góp phần khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc để không ngừng đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.
-
Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ở sóc Tà Ngáo, ấp Phú Tâm, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang không ngừng được cải thiện. Diện mạo nông thôn ở vùng quê này đang đổi thay từng ngày, giao thông đi lại dễ dàng, điện lưới quốc gia về đến từng nhà dân. Đó là kết quả và cách làm linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của chính bà con dân tộc Khmer trong lao động sản xuất, đã từng bước thoát nghèo bền vững.
-
Thực hiện hỗ trợ sản xuất: giống, cây trồng, vật nuôi thuộc Chương trình 30a/CP của Chính phủ trên địa bàn xã Mường Kim (huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) bước đầu phát huy hiệu quả: nhận thức của hộ nghèo, cận nghèo về phương thức sản xuất mới, áp dụng khoa học kỹ thuật được nâng lên và quyết tâm giảm nghèo bền vững.
-
Những năm qua, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Điện Biên đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật cho người dân, nhất là dân tộc thiểu số.
-
(Danvan.vn) Ngày 19/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nghiệp tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2017.
-
Tuy đời sống vật chất, tinh thần thua thiệt gấp bội phần so với các đồng nghiệp ở các thị thành, hoặc ở các trung tâm dân cư, nhưng vì trách nhiệm với cộng đồng, với sự phát triển của xã hội và vì tình yêu nghề nghiệp, tình yêu con trẻ, những giáo viên vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh đã âm thầm vượt khó để “gieo con chữ”, “gieo tri thức” cho bao thế hệ trẻ ở những nơi này. Một trong những con người như vậy là hai vợ chồng nhà giáo Nguyễn Anh Tài - Hoàng Thị Trúc ở Trường TH-THCS Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
-
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất cả nước. Theo thống kê của UBND tỉnh Sóc Trăng, hiện toàn tỉnh có khoảng 400.733 người dân tộc Khmer, chiếm 31,7 % dân số. Trong đó có 47/109 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc Khmer.
-
Ðều đặn mỗi tối, các anh, chị lại đến tận nhà những học sinh dân tộc thiểu số để kèm cặp, nhắc nhở các em học bài. Qua chương trình “Thắp sáng ước mơ”, từ chỗ “học cũng được, không học cũng chẳng sao”, nay các em đã có ý thức hơn trong việc chuẩn bị bài vở và tự học ở nhà. Ðiều quan trọng không thể không kể đến, đó là ngay cả bố mẹ của các em cũng đã biết quan tâm hơn đến việc học của con cái.
-
Thời gian qua, những người có uy tín, già làng, chức sắc tiêu biêu tại Hòa Bình luôn tiên phong đi đầu trong công tác vận động, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, bài trừ thủ tục lạc hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Họ cũng là lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng đời sống văn hóa mới, tham gia các phong trào, cuộc vận động do MTTQ và tổ chức đoàn thể phát động.