-
Năm nay vừa tròn 10 năm tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 10 năm là một khoảng thời gian không quá dài, nhưng chúng ta cũng đủ cảm nhận về niềm tự hào, những kết quả đạt được khi di sản đặc biệt quan trọng của quốc gia được thế giới vinh danh.
-
Nơi sông Đà chạm ngõ
Nước Việt thật hiền hòa
Rừng xanh và núi thắm
Ka Lăng đang mùa hoa
-
****
-
Núi Đọi bên trời như quả ấn (1)
Trải trước chân mây cảnh tịch điền
Trẻ hát sắc bùa bên xướng mạ
Vua về buổi ấy... đã nghìn năm!
-
Đêm vắng lặng
Khói hương trầm mặc
Bạch lạp rơi
Những giọt nước mắt ngàn năm tuổi
-
Lắng trong đêm tiếng đàn xuân
Như hoa run nở, như mầm cây vươn
Thanh âm như vấn vương hồn
Vọng từ thăm thẳm cội nguồn Tổ Tiên
-
Đêm xuân nghe em hát ca trù
Anh như thấy mẹ về cầm phách
Xưa đời mẹ nghèo, đói cơm, áo rách
Nhưng không bao giờ thiếu lời ca…
-
Kéo chiều thủng thẳng bò đôi
Mặt trời vòng bánh xe nhồi bong ra
Bong từ hôm quả hôm qua
Hệt chiếc bánh tráng quá ta - Trảng Bàng
-
(Danvan.vn) Tôi trở lại dòng sông cũ vào một buổi sáng mùa xuân lành lạnh, chiếc đò dọc xé nước băng băng trong sự mịn màng của cái nắng phương Nam những ngày cận Tết. Ngồi trên mũi đò, tôi nhìn thấy những chiếc ghe rộn ràng xuôi ngược trên sông. Ghe chở hoa, ghe chở trái cây, mít, xoài, khóm, dưa hấu,… toàn những thứ nông sản tươi rói trưởng thành bởi sự màu mỡ của phù sa châu thổ bạt ngàn. Tất cả đã điểm tô cho dòng sông mùa xuân những sắc màu rực rỡ, những thanh âm rộn rã mà ở những thời điểm khác không thể nào thấy được.
-
(Danvan.vn) Tháng 11 năm 2021, để hướng tới lễ kỷ niệm 200 năm mất của nhà thơ Hồ Xuân Hương vào năm 2022, tại Paris, trong phiên họp lần thứ 41, Đại hội đồng UNESCO đã tôn vinh Bà là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
-
(Danvan.vn) Từ thế kỷ 10, đã có người họ Phạm ở Đằng Châu (Hưng Yên) mang tên Bạch Hổ. Tương truyền: Mẹ của ông, một hôm nằm mộng, thấy mình gặp gỡ cùng Thần Hổ Trắng, từ đấy có mang, nên khi sinh ra ông, bèn đặt tên là Bạch Hổ. Phạm Bạch Hổ lớn lên, có sức khỏe như mãnh hổ. Theo giúp Anh hùng dân tộc Ngô Quyền, chính ông là người đã bày kế và trực tiếp tham gia tiêu diệt kẻ phản bội Kiều Công Tiễn, khi họ Kiều “cõng rắn cắn gà nhà”, rước quân Nam Hán vào xâm lược.
-
(Danvan.vn) Đó là chủ đề Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021 diễn ra từ ngày 24 - 26/12 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức.
-
Việc
UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam vào danh sách Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa
phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng
đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng
và các dân tộc khác nhau…
-
(Danvan.vn) Về đến quê nhà cảm nhận được sự bình yên. Ở đâu chẳng biết chứ ở quê nhà vẫn còn giữ được những nét tự nhiên dễ thương, mộc mạc chân chất mà nhìn vào chỉ thấy một từ “quê”. Đó có thể là cách ăn nói hằng ngày có phần đớt đát, có phần cộc lốc chẳng cầu kì hoa mĩ nhưng lại rất chân tình. Cái nét quê còn biểu hiện trong cách ăn mặc, cứ mặc sao cho thoải mái phù hợp với công việc đồng áng là được. Khi dạo ra chợ quê thấy các bà các mẹ mặc đồ bộ, mang dép, đội nón lá xách giỏ đi chợ không váy đầm như thị thành nhưng lại toát lên vẻ đẹp thuần hậu chân chất yêu quý vô cùng.
-
(Danvan.vn) Chẳng hiểu vì sao mỗi khi nghĩ tới mùa thu Hà Nội trong tôi lại ngân lên câu thơ "Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi" của một nhà thơ nước ngoài. Thực ra, câu thơ này nữ thi sĩ viết trong một hoàn cảnh khác, ở một đất nước khác và đương nhiên không dành cho Hà Nội. Tuy nhiên, sự dịu dàng thì ở đâu cũng có, cũng dễ làm ta rung động, cũng là nguồn cơn cho những cảm hứng thi ca dào dạt. Và tôi, vâng, tôi đã cảm nhận được từ thu Hà Nội những dịu dàng riêng biệt, từ trái tim mình.