Thứ Năm, 19/12/2024
  • Dân vận khéo góp phần giảm nghèo ở Lương Sơn

    Những năm qua, phong trào thi đua dân vận khéo trên địa bàn xã Lương Sơn, huyện Yên Lập đã được triển khai rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Nhiều mô hình, điển hình dân vận khéo trên các lĩnh vực được nhân rộng, lan tỏa trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% năm 2010, giảm xuống còn 22% năm 2017.

  • Hòa An hướng tới phát triển sản phẩm rau sạch

    Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế được huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng) quan tâm đầu tư theo lộ trình hằng năm. Nguồn nông sản sạch đứng vững trên thị trường tiêu thụ, tạo việc làm cho lao động địa phương, vừa đảm bảo về vệ sinh môi trường cũng như đáp ứng về chất lượng hàng hóa đến người tiêu dùng.

  • Hỗ trợ sinh kế giúp người dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

    Từ thực tế nhiều năm thực hiện các chương trình đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) cho thấy, hỗ trợ sinh kế là một trong những biện pháp hiệu quả giúp đồng bào giảm nghèo bền vững. Việc hỗ trợ sinh kế còn khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của đồng bào, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng DTTS từ 57,8% xuống 44,6% trong giai đoạn 2014-2016. Đến cuối năm 2017, tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo đã giảm xuống dưới 40%.

  • Thanh Hóa với những nỗ lực giảm nghèo nhanh và bền vững

    Riêng Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong 3 năm qua đã có trên 54,4 nghìn lượt hộ nghèo được tạo điều kiện phát triển sản xuất, đồng thời hỗ trợ thực hiện được 115 mô hình phát triển sản xuất và 22 mô hình giảm nghèo do cấp xã làm chủ đầu tư tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

  • Hỗ trợ người dân vùng sâu Đác Lắc giảm nghèo

    Từ đầu năm đến nay, lực lượng vũ trang tỉnh Đác Lắc đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp nhân dân vùng sâu, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xóa đói, giảm nghèo.

  • Văn Giang, Hưng Yên: Vững vàng chuẩn bị 'về đích' NTM năm 2018

    Với xuất phát điểm thấp, sau 7 năm nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung, tạo bước đột phá trong xây dựng NTM, nâng cao thu nhập cho người dân.

  • Gia Bình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới

    Đồng chí Trịnh Đình Lơ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Gia Bình (Bắc Ninh) khẳng định: “Thực hiện thi đua “Dân vận khéo” gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã khơi dậy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, góp phần từng bước đưa huyện đạt các tiêu chí NTM”.

  • Người phụ nữ Vân Kiều thoát nghèo trên mảnh đất quê hương

    Với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", đã nhiều năm nay, nữ đảng viên trẻ Hồ Thị Thanh ở bản Hưng, xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) luôn gương mẫu đi đầu trong việc vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói giảm nghèo.

  • Thành phố Bắc Kạn chung tay giúp đỡ hộ nghèo

    Nhờ chú trọng đổi mới phương thức hoạt động trong công tác tuyên truyền, vận động, sử dụng có hiệu quả “Quỹ vì người nghèo”, năm 2018 thành phố Bắc Kạn có thêm nhiều hộ nghèo được cải thiện điều kiện nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Người nghèo được an cư

    Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp giúp các hộ nghèo có mái ấm an cư lạc nghiệp, đến nay, TP Vĩnh Long đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà cho hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở.

  • Khơi dậy ý chí tự thoát nghèo của người dân

    Theo báo cáo từ các ngành liên quan, trong các lần rà soát hộ nghèo gần đây, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh không ít hộ nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đã tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, dẫu biết sẽ mất đi những khoản trợ cấp của Nhà nước. Đó là những tín hiệu vui trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Điều đó cũng cho thấy rất nhiều đồng bào không còn “trông chờ, ỷ lại” mà vươn lên mạnh mẽ, làm chủ cuộc sống...

  • Đồng vốn chính sách thêm nguồn lực giúp người nghèo

    Huyện Sơn Động (Bắc Giang) có hơn 33,5 nghìn người nghèo với 23 xã, thị trấn và 158 thôn, bản thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Để người nghèo không đơn độc trong việc xóa đói, giảm nghèo, địa phương đã có nhiều cách làm hay, huy động các nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt là các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.

  • Lâm Đồng: Thúc đẩy giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới vùng DTTS

    Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trung bình mỗi năm, địa phương này miễn giảm học phí cho gần 3.000 học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh. Mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1.300 lao động là đồng bào DTTS, trong đó có trình độ cao đẳng, nghề ngắn hạn…

  • Quảng Bình: Tăng cường hỗ trợ giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Những năm qua, công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đặc biệt chú trọng. Nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã được huyện lồng ghép, thực hiện có hiệu quả, vừa giúp đồng bào thoát nghèo vừa tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

  • Hiệu quả từ các chương trình hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế ở Tây Ninh

    Thông qua các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho phụ nữ, năm 2018 toàn tỉnh có 454 hộ thoát nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều.

Xem nhiều nhất