Thứ Năm, 19/12/2024
  • “Đầu tàu” nơi bản vùng cao

    Là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Mường La, tỉnh Sơn La, xã Ngọc Chiến có 100% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, với 11 bản người Mông, một bản người La Ha và 11 bản người Thái. Làm sao để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân luôn là trăn trở của cấp ủy, chính quyền cơ sở nơi đây. Những mô hình kinh tế hiệu quả đã, đang được nhân rộng. Và ở đó có những cán bộ đi đầu, làm trước, được người dân tin tưởng làm theo.

  • Nỗ lực giảm nghèo

    Cần cù trong lao động sản xuất, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây Nhân dân bản Pa Mu (xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu) đã vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

  • Bước tiến dài nhưng chưa vững chắc

    “Chúng ta đã làm được rất nhiều việc”, “kết quả tốt”, “đã có bước tiến dài”… là nhận xét chung của các Ủy viên UBTVQH về kết quả 2 năm (2017 - 2018) triển khai Nghị quyết 76 của QH về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Nhưng đánh giá chi tiết, cụ thể, các Ủy viên UBTVQH cũng bày tỏ nhiều băn khoăn, lo lắng khi những kết quả này còn khá mong manh, chưa đúng với tinh thần “giảm nghèo bền vững” của Nghị quyết.

  • Người dân xã Nông Thượng thoát nghèo nhờ trồng quế

    Có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với cây quế, từ lâu người dân thôn Tân Thành, Nà Thinh và một số thôn lân cận của xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) đã lựa chọn loại cây này là cây trồng chủ đạo. Đây là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Hiện nay, diện tích trồng quế tại Nông Thượng là hơn 300 héc ta và đang tiếp tục được mở rộng.

  • Trung Chải nỗ lực giảm nghèo bền vững

    Giúp người dân giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu) tập trung chỉ đạo, hỗ trợ Nhân dân sản xuất, chăm sóc, bảo vệ rừng.

  • Giúp nhau thoát nghèo từ mô hình nuôi thỏ

    Với nhiều ưu điểm như: chi phí đầu tư thấp, mau thu hồi vốn, đầu ra ổn định... mô hình nuôi thỏ của bà con nông dân (ND) xã Tân Hòa (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều ND có thu nhập ổn định.

  • Giao thông, “đòn bẩy” giúp Cẩm Chế phát triển

    Thời gian qua, xã Cẩm Chế (Thanh Hà - Hải Dương) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

  • Hội Nông dân Mù Cang Chải: Phát triển kinh tế gắn với xây dựng đời sống văn hóa

    Cùng các cấp, các ngành trong toàn huyện, Hội Nông dân Mù Cang Chải đã chủ động phối hợp tổ chức 195 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 11.629 lượt hội viên nông dân, 98 lớp dạy nghề cho 4.900 hội viên nông dân tham gia, cung cấp tài liệu cho nông dân, tổ chức cho hội viên đi tham quan học tập.

  • Khai thác lợi thế giúp nông dân thoát nghèo

    Với 2/3 diện tích đồi núi, chủ yếu đồi cỏ tranh, để biến khó khăn thành lợi thế, những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Ðiện Biên Ðông (Điện Biên) đã nỗ lực giúp đỡ nông dân xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc hiệu quả, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

  • Vận động đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, thoát nghèo

    Tuổi trẻ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không sợ khó, sợ khổ của trưởng thôn Vi Quốc Toản là tấm gương sáng về việc huóng dẫn, vận động đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, thoát nghèo.

  • Hiệu quả công tác dân vận trong vùng đồng bào thiểu số ở Ea Na

    Triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20-10-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng ủy xã Ea Na (huyện Krông Ana) đã tập trung đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

  • Tín dụng chính sách giúp đồng bào Khmer ở An Giang phát triển kinh tế

    Đến nay Ngân hàng Chính sách Xã hội An Giang hiện đang thực hiện 11 chương trình tín dụng cơ sở từ nguồn vốn của Chính phủ để cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

  • Long Phú thực hiện tốt công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

    Những năm qua, hệ thống dân vận các cấp của huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của người dân địa phương, góp phần khơi dậy sức mạnh của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

  • Đăk Nông: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn

    Với tinh thần huy động tối đa mọi nguồn lực hợp pháp phục vụ giảm nghèo bền vững, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã linh động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án để đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, an sinh xã hội cho người dân.

  • Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở Cư M'gar

    Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã và đang nhận được sự đồng lòng, hợp sức của người dân, từng bước thay đổi diện mạo của địa phương. Có được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của những người làm công tác dân vận ở địa phương.

Xem nhiều nhất